Close

Cấy ghép tế bào gốc trung mô đồng loài để điều trị bệnh thiếu máu không tái tạo: một nghiên cứu phase II đa trung tâm

Thiếu máu không tái tạo (Aplastic anemia – AA) là chứng suy tủy xương được đặc trưng bởi chứng giảm tủy và cạn kiệt các tế bào tiền thân tạo máu. Quá trình phá hủy các tế bào tiền thân tạo máu qua trung gian miễn dịch đã được khẳng định bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và liệu pháp điều trị miễn dịch (IST). IST được chấp nhận như là phương án điều trị đầu tiên cho AA. Tuy nhiên, 30% – 40% bệnh nhân thiếu máu thiếu máu trầm trọng (Severve AA – SAA) vẫn tiếp tục bị bệnh sau điều trị IST. Khoảng 20% ​​bệnh nhân thiếu máu không rõ nguyên nhân trầm trọng (NSAA) phụ thuộc vào truyền máu và cuối cùng biến thành SAA.

Bệnh nhân có SAA thường kháng IST hoặc những người có tái phát sau khi IST có thể trải qua cấy ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại (HSCT). Tuy nhiên, khoảng một phần ba bệnh nhân không tìm thấy mẫu tế bào gốc tạo máu phù hợp cho HSCT. Bệnh nhân> 50 tuổi không đủ điều kiện để cấy ghép. Sau khi theo dõi HSCT, có thể xảy ra các biến chứng như bệnh mảnh ghép chống kí chủ (GVHD). Tỷ lệ sống sau 5 năm (OS) của bệnh nhân với AA là đáp ứng với IST <60%.

Tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương (BM-MSCs), như các thành phần tế bào nền quan trọng của tủy xương, có thể hỗ trợ quá trình tạo máu và là các tế bào gốc đa năng mà có thể biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau.

BM-MSC biểu hiện MHC -I thấp nhưng không có biểu hiện của các phân tử trên bề mặt MHC-II; do đó, truyền tĩnh mạch BM-MSC có thể tiến hành vì tế bào có thể lẩn trốn miễn dịch. MSC cũng biểu hiện các chất ức chế protease để né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể. BM-MSCs có tác dụng điều hòa miễn dịch đối với tế bào lympho đã hoạt hóa, bao gồm tế bào T, tế bào B, tế bào giết tự nhiên, và các tế bào tua.

Trên cơ sở dữ liệu trước đây, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhiều pha không đối chứng và đa trung tâm để đánh giá hiệu quả và sự an toàn của BM-MSC ở những bệnh nhân AA.

74 bệnh nhân từ 7 trung tâm đã nhận BM-MSC với liều 1-2  triệu tế bào/kg mỗi tuần trong 4 tuần. Các phản ứng được đánh giá ở mức 0,5, 1, 2, 3, 6, 9, và 12 tháng sau khi truyền tế bào đầu tiên. Bệnh nhân đáp ứng ở 1 tháng tiếp tục nhận được 4 lần truyền.

Tỷ lệ đáp ứng tổng thể là 28,4% (khoảng tin cậy 95%, 19% -40%), đáp ứng hoàn toàn 6,8% và đáp ứng một phần là 21,6%. Sau thời gian theo dõi trung bình 17 tháng, tỷ lệ sống sót chung là 87,8%. Bảy bệnh nhân bị nhức đầu nhẹ và sốt nhẹ, nhưng không thấy có các phản ứng phụ khác.

Kết quả này cho thấy rằng ghép MSC đồng loài là phương pháp mới an toàn, hiệu quả để điều trị bệnh nhân AA không đáp ứng liệu pháp miễn dịch.

(Phạm Vũ)

Tham khảo:

http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/sctm.16-0227/abstract

Add Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Add your ORCID here. (e.g. 0000-0002-7299-680X)

Thời gian học tập tại Viện rất tuyệt vời và đáng nhớ ạ.

Nguyễn Thị Thiên NgaSinh viên năm học 2022-2023, 2023-2024

Em rất vui vì đã tham gia Viện tế bào gốc với tư cách là sinh viên nghiên cứu. Em cám ơn quý Thầy Cô của Viện đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Phạm Nguyễn Thảo NhiSinh viên năm học 2023-2024

Khoá học cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức về các tình huống thực tế và cách xử lý khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi cấy tế bào.

Các giảng viên hướng dẫn phần thực hành tận tậm và điều chỉnh các thao tác thực hành của em đúng kỹ thuật và chuẩn xác hơn.

Phan Thị Thanh Loan
Sinh viên Phan Thị Thanh Loan - Giải 3 cuộc thi SCI#7Học viên khoá "Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật cơ bản"