Tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô có những ưu điểm vượt trội trong điều trị căn bệnh đang là nguyên nhân gây tử vong thứ tư ở Việt Nam này. Quy trình nghiên cứu và điều trị hoàn toàn ở Việt Nam.
Quy trình nghiên cứu “made in Vietnam”
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một dạng bệnh liên quan đến phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu mô phổi bởi các phần từ và khí độc hại, ảnh hưởng đến đường thở của hệ hô hấp. COPD đang tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây và trở thành nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 4 ở Việt Nam và trên toàn thế giới (theo khảo sát năm 2018 của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe – IMHE thuộc Đại học Washington ở Seattle, Mỹ). Nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được thực hiện như dùng thuốc, thống khí hỗ trợ, phẫu thuật giảm thể tích phổi, các phương pháp phục hồi chức năng khác. Tuy nhiên các phương pháp điều trị này vẫn không thể làm giảm sự tiến triển của bệnh.
Tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô có những ưu điểm độc quyền mà cho đến nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có thể là lựa chọn mới trong điều trị căn bệnh này. Trong đó, tế bào gốc trung mô (MSC) từ dây rốn là một trong những nguồn đang thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tập trung khai thác. Chúng có thể biệt hoá thành nhiều dòng tế bào chức năng khác nhau và có khả năng tiết các yếu tố cận tiết đóng vai trò trong điều biến hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tế bào gốc trung mô có thể điều biến được hệ miễn dịch thích nghi và hệ miễn dịch bẩm sinh bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào T và tế bào B; ức chế sự trưởng thành của các tế bào tua (DC), ức chế sự tăng sinh và tác động gây độc của tế bào giết tự nhiên (NK); thúc đẩy sự tái tạo của tế bào Treg thông qua các yếu tố hòa tan như transforming growth factor-β1 (TGF-β1), prostaglandin E2 (PGE2), hepatocyte growth factor (HGF), indoleamine-pyrrole 2,3-dioxygenase (IDO), nitric oxide (NO) and interleukin-10 (IL-10), và cơ chế tương tác giữa tế bào với tế bào. Với đặc tính điều biến miễn dịch, chúng được sử dụng một cách có hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Trong điều trị bệnh lý COPD, một báo cáo phân tích trên 20 thử nghiệm tiền lâm sàng cấy ghép MSC cho thấy MSC đã kích thích quá trình sửa chữa mô phổi và cải thiện đáng kể chức năng của phổi. Cơ chế điều trị chính của loại tế bào này là cải thiện triệu chứng viêm của đường hô hấp.
Trong nghiên cứu do nhóm bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh thực hiện, loại tế bào được lựa chọn là tế bào gốc từ dây rốn người. Tế bào này được thu nhận, phân lập và xử lý theo quy trình công nghệ của nhóm nghiên cứu đến từ Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM, đứng đầu là PGS.TS. Phạm Văn Phúc thực hiện. Loại tế bào này được xử lý đặc biệt và được đặt tên là ModultistTM. Tế bào sau khi phân lập được đông lạnh cho đến khi bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép. Trước khi ghép, tế bào đông lạnh được hoạt hoá bằng cách rã đông và nuôi cấy qua đêm để loại bỏ các tế bào chết (các tế sống sẽ bám trên bề mặt dụng cụ nuôi cấy, tế bào sống không bám được sẽ bị loại bỏ khi thay môi trường). Qua ngày hôm sau, tế bào sống được thu nhận và sử dụng cho cấy ghép.
Nhiều ưu điểm so với các phương pháp chữa trị khác
Bệnh nhân được chẩn đoán COPD ở giai đoạn 4 dựa trên xét nghiệm đo thể tích thở gắng sức trong giây đầu (FEV1) sẽ được ghép tế bào gốc. Sau khi ghép tế bào, bệnh nhân được theo dõi và đánh giá lại triệu chứng sử dụng thang điểm CAT (COPD Assessment Test) và mMRC (modified Medical Research Council) để xác định tình trạng sức khoẻ.
Bệnh nhân đầu tiên tham gia nghiên cứu là một người đàn ông sinh năm 1959. Trước khi điều trị, FEV1 của ông ở mức thấp (20,8%) trong khi thang CAT và mMRC cao (lần lượt là 28 và 2). Người bệnh này được ghép sản phẩm ModultistTM với liều 1 triệu tế bào/1kg thể trọng bệnh nhân bằng cách truyền tĩnh mạch tay. Tế bào được hòa trong 250 mL dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Tốc độ truyền 30-45 phút. Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 1 tuần sau khi ghép để theo dõi bất cứ phản ứng phụ có liên quan đến sự viêm nhiễm. Sau khi xuất viện, bệnh nhân được theo dõi ngoại trú trong 5 tháng. Thang CAT và mMRC được đánh giá sau 1, 3 và 5 tháng. Tất cả các phương pháp truyền thống được áp dụng và duy trì trong suốt thời gian này. Kết quả cho thấy thang CAT giảm đáng kể từ 28 trước khi ghép xuống còn 9,7 và 8 ở thời điểm 1, 3 và 5 tháng. Tuy nhiên, mức mMRC vẫn duy trì ở mức 2 kể cả trước và sau khi ghép. Trong khi đó, FEV1 tăng nhẹ sau khi ghép, đạt mức 22,8% sau 3 tháng và tang lên 23,1% sau 5 tháng ghép. Bệnh nhân cảm thấy sức khoẻ tốt hơn và giảm đáng kể các đợt cấp COPD.
Đối với bệnh nhân thứ 2 là một phụ nữ sinh năm 1938, trước khi điều trị, FEV1 ở mức thấp (59,6%) trong khi thang CAT và mMRC cao (lần lượt là 18 và 4). Sau khi điều trị, chỉ số CAT giảm xuống còn 5, FEV1 tăng ở mức 72,4% từ tháng thứ 3 và chỉ số mMRC giảm xuống còn 2 sau 1 tháng. Không có bất cứ tác dụng phụ nào xuất hiện sau khi ghép. Đặc biệt, số đợt tái phát cấp COPD giảm đáng kể, từ 13 lần mỗi năm giảm xuống còn 0 trong suốt 5 tháng theo dõi.
Từ kết quả thử nghiệm điều trị trên đây, cho thấy đây là liệu pháp đầy hứa hẹn cho điều trị bệnh COPD. Tế bào gốc từ dây rốn được xử lý theo công nghệ của Viện tế bào gốc đã cho thấy hiệu quả tích cực đối với việc cải thiện tình trạng bệnh của các bệnh nhân COPD. Hiện nay, bệnh viện đang tiếp tục thử nghiệm lâm sàng trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Với đặc tính điều biến miễn dịch, chúng được sử dụng một cách có hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Trong điều trị bệnh lý COPD, một báo cáo phân tích trên 20 thử nghiệm tiền lâm sàng cấy ghép MSC cho thấy MSC đã kích thích quá trình sửa chữa mô phổi và cải thiện đáng kể chức năng của phổi. Cơ chế điều trị chính của loại tế bào này là cải thiện triệu chứng viêm của đường hô hấp.
Trong nghiên cứu do nhóm bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh thực hiện, loại tế bào được lựa chọn là tế bào gốc từ dây rốn người. Tế bào này được thu nhận, phân lập và xử lý theo quy trình công nghệ của nhóm nghiên cứu đến từ Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM, đứng đầu là PGS.TS. Phạm Văn Phúc thực hiện. Loại tế bào này được xử lý đặc biệt và được đặt tên là ModultistTM. Tế bào sau khi phân lập được đông lạnh cho đến khi bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép. Trước khi ghép, tế bào đông lạnh được hoạt hoá bằng cách rã đông và nuôi cấy qua đêm để loại bỏ các tế bào chết (các tế sống sẽ bám trên bề mặt dụng cụ nuôi cấy, tế bào sống không bám được sẽ bị loại bỏ khi thay môi trường). Qua ngày hôm sau, tế bào sống được thu nhận và sử dụng cho cấy ghép.
Nhiều ưu điểm so với các phương pháp chữa trị khác
Bệnh nhân được chẩn đoán COPD ở giai đoạn 4 dựa trên xét nghiệm đo thể tích thở gắng sức trong giây đầu (FEV1) sẽ được ghép tế bào gốc. Sau khi ghép tế bào, bệnh nhân được theo dõi và đánh giá lại triệu chứng sử dụng thang điểm CAT (COPD Assessment Test) và mMRC (modified Medical Research Council) để xác định tình trạng sức khoẻ.
Bệnh nhân đầu tiên tham gia nghiên cứu là một người đàn ông sinh năm 1959. Trước khi điều trị, FEV1 của ông ở mức thấp (20,8%) trong khi thang CAT và mMRC cao (lần lượt là 28 và 2). Người bệnh này được ghép sản phẩm ModultistTM với liều 1 triệu tế bào/1kg thể trọng bệnh nhân bằng cách truyền tĩnh mạch tay. Tế bào được hòa trong 250 mL dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Tốc độ truyền 30-45 phút. Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 1 tuần sau khi ghép để theo dõi bất cứ phản ứng phụ có liên quan đến sự viêm nhiễm. Sau khi xuất viện, bệnh nhân được theo dõi ngoại trú trong 5 tháng. Thang CAT và mMRC được đánh giá sau 1, 3 và 5 tháng. Tất cả các phương pháp truyền thống được áp dụng và duy trì trong suốt thời gian này. Kết quả cho thấy thang CAT giảm đáng kể từ 28 trước khi ghép xuống còn 9,7 và 8 ở thời điểm 1, 3 và 5 tháng. Tuy nhiên, mức mMRC vẫn duy trì ở mức 2 kể cả trước và sau khi ghép. Trong khi đó, FEV1 tăng nhẹ sau khi ghép, đạt mức 22,8% sau 3 tháng và tang lên 23,1% sau 5 tháng ghép. Bệnh nhân cảm thấy sức khoẻ tốt hơn và giảm đáng kể các đợt cấp COPD.
Đối với bệnh nhân thứ 2 là một phụ nữ sinh năm 1938, trước khi điều trị, FEV1 ở mức thấp (59,6%) trong khi thang CAT và mMRC cao (lần lượt là 18 và 4). Sau khi điều trị, chỉ số CAT giảm xuống còn 5, FEV1 tăng ở mức 72,4% từ tháng thứ 3 và chỉ số mMRC giảm xuống còn 2 sau 1 tháng. Không có bất cứ tác dụng phụ nào xuất hiện sau khi ghép. Đặc biệt, số đợt tái phát cấp COPD giảm đáng kể, từ 13 lần mỗi năm giảm xuống còn 0 trong suốt 5 tháng theo dõi.
Từ kết quả thử nghiệm điều trị trên đây, cho thấy đây là liệu pháp đầy hứa hẹn cho điều trị bệnh COPD. Tế bào gốc từ dây rốn được xử lý theo công nghệ của Viện tế bào gốc đã cho thấy hiệu quả tích cực đối với việc cải thiện tình trạng bệnh của các bệnh nhân COPD. Hiện nay, bệnh viện đang tiếp tục thử nghiệm lâm sàng trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Chú thích:
ModulatistTM là tế bào được sản xuất từ mô dây rốn, có xử lý trong quá trình nuôi cấy, biểu hiện khả năng điều biến miễn dịch mạnh hơn so với tế bào gốc từ mô mỡ và tủy xương. Chúng có thể ức chế tế bào T, B và NK thông qua nhiều cơ chế khác nhau. ModulatistTM có thể kiểm soát viêm cũng như các phản ứng miễn dịch bên trong bệnh nhân.
Viêm được cho là quá trình chính góp phần vào COPD, nên khả năng của các tế bào gốc có nguồn gốc từ dây rốn (Modulatist ™) trong điều chỉnh các triệu chứng viêm là rất khả thi.
TS. Vũ Bích Ngọc
Add Your Comment