Close

Viện Tế bào gốc cùng Bệnh viện Nhi đồng 1 nghiên cứu điều trị bệnh loạn sản phế quản-phổi ở trẻ bằng tế bào gốc

Viện Tế bào gốc cùng Bệnh viện Nhi đồng 1 nghiên cứu điều trị bệnh loạn sản phế quản-phổi ở trẻ bằng tế bào gốc

Loạn sản phế quản – phổi (LSPQP) (BPD: broncho-pulmonary dysplasia) là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ sinh non, nhất là sơ sinh cực non (<28 tuần), cực nhẹ cân (<1000g). Tần suất LSPQP đang có chiều hướng gia tăng do trẻ sơ sinh sinh non, cực nhẹ cân sinh sống ngày càng nhiều hơn trên thế giới và ở Việt Nam nhờ những tiến bộ trong hồi sức sơ sinh. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị (trước, trong, sau sinh) nhưng kết quả đều không như mong đợi: hỗ trợ hô hấp và cung cấp oxygen, surfactant, corticosteroid, lợi tiểu, giãn phế quản, dinh dưỡng, vitamin A, vật lý trị liệu. Trong các bệnh pháp điều trị mới phát triển, điều trị bằng cách truyền tế bào gốc trung mô đang được quan tâm và bước đầu cho các kết quả khả quan. Trên cơ sở đó, với thế mạnh công nghệ sản xuất tế bào gốc quy mô lớn, Viện Tế bào gốc, Trường ĐH KHTN đã bắt đầu hợp tác với Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp.HCM để thử nghiệm áp dụng phương pháp điều trị mới này trên bệnh nhân loạn sản phế quản-phổi.

Từ tháng 9/2021 đến nay, hai bên đã có nhiều thảo luận học thuật để thống nhất quy trình điều trị, đề cương và thuyết minh dự án trước khi trình và xin phép các cơ quan chức năng cho phép thực hiện phương pháp này đúng với quy định của pháp luật hiện hành về thử nghiệm lâm sàng.

Dự kiến theo quy trình điều trị này, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tế bào gốc trung mô thu từ dây rốn được sản xuất theo công nghệ Modulatist do Viện Tế bào gốc phát triển. Bệnh nhân sẽ được theo dõi theo các tiêu chí đánh giá loạn sản phế quản-phổi theo Hội Lồng ngực Hoa kỳ 2016, và thông qua đó để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị mới này.

Công nghệ sản xuất sản phẩm Modulatist là công nghệ sản xuất chế phẩm sử dụng như thuốc từ tế bào gốc trung mô thu từ dây rốn người. Công nghệ này được đầu tư nghiên cứu cẩn thận nhờ chương trình tài trợ đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học (FIRST) của Bộ Khoa học và Công nghệ với nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới. Công trình đã được nghiệm thu vào năm 2019. Hiện nay công nghệ sản xuất tế bào gốc từ dây rốn người này đã được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm lâm sàng để điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính.

Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình các cơ quan chức năng xin phép thực hiện trong năm 2022.

Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Modulatist của Viện Tế bào gốc.

Phòng TTTT&TCSK

Thời gian học tập tại Viện rất tuyệt vời và đáng nhớ ạ.

Nguyễn Thị Thiên NgaSinh viên năm học 2022-2023, 2023-2024

Em rất vui vì đã tham gia Viện tế bào gốc với tư cách là sinh viên nghiên cứu. Em cám ơn quý Thầy Cô của Viện đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Phạm Nguyễn Thảo NhiSinh viên năm học 2023-2024

Khoá học cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức về các tình huống thực tế và cách xử lý khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi cấy tế bào.

Các giảng viên hướng dẫn phần thực hành tận tậm và điều chỉnh các thao tác thực hành của em đúng kỹ thuật và chuẩn xác hơn.

Phan Thị Thanh Loan
Sinh viên Phan Thị Thanh Loan - Giải 3 cuộc thi SCI#7Học viên khoá "Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật cơ bản"