Close

Viện Tế bào gốc mang công nghệ về miền Trung

Viện Tế bào gốc mang công nghệ về miền Trung

Thực hiện chủ đề “Chủ động lan tỏa, nâng cao vị thế”, trong  Quý I/2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động để giới thiệu, hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến về tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu đến với các cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh miền Trung nước ta.

Với thế mạnh nghiên cứu và phát triển tế bào gốc từ hơn 2 thập kỉ trước, Viện Tế bào gốc đã và đang làm chủ nhiều công nghệ cốt lõi của công nghệ tế bào và tế bào gốc. Hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo liên tục của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện đã phát triển nhiều sản phẩm công nghệ tối ưu hóa chi phí điều trị cho người bệnh. Hiện nay mạng lưới các đơn vị sử dụng công nghệ của Viện Tế bào gốc đã rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, việc sử dụng các công nghệ này còn khiêm tốn tại các tỉnh miền Trung.  

Hình 1. Viện Tế bào gốc chuyển giao công nghệ cho Đơn vị Y tế Du lịch, Trung Tâm Y tế Sơn Trà, Đà Nẵng

Chính vì thế, Viện Tế bào gốc đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, chuyển giao công nghệ đến với các đơn vị tại các tỉnh miền Trung, nhằm tạo sự đa dạng các phương pháp điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh ở khu vực miền Trung và người bệnh có thể có nhiều lựa chọn hơn trong các phương pháp điều trị hay hỗ trợ điều trị. Trong 3 tháng qua, Viện Tế bào gốc đã làm việc và giới thiệu các công nghệ của Viện đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, bệnh viện 199, bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Trung tâm y tế Sơn Trà… Tại đây, các công nghệ của Viện Tế bào gốc được đội ngũ y bác sĩ đánh giá cao và nhiệt tình chào đón. Với chất lượng công nghệ đã được khẳng định trong thời gian dài, chi phí sử dụng công nghệ hợp lí, các bác sĩ tại các bệnh viện đã tin tưởng về những lợi ích sẽ mang lại cho người bệnh, đặc biệt là bà con của địa phương. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Trong hành trình mang công nghệ về miền Trung của mình, trong thời gian tới Viện Tế bào gốc tiếp tục giới thiệu công nghệ đến các bệnh ở tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An… Viện Tế bào gốc luôn tin tưởng rằng những công nghệ của Viện sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của bà con các tỉnh miền Trung.

Hình 2. PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc chia sẻ về liệu pháp điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hoà

Việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu không chỉ là một bước ngoặt trong hành trình đa dạng phương pháp điều trị bệnh mang lại nhiều cơ hội cho bênh nhân mà còn là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của sự hợp tác và chia sẻ kiến thức trong cộng đồng y học. Viện Tế bào gốc hy vọng sự hợp tác này không chỉ là cải thiện hiệu quả điều trị mà còn là mở ra những cơ hội mới cùng nhau chia sẻ, nghiên cứu để phát triển nhiều liệu pháp mới trong tương lai.

Tin: Hồng Phúc

Ảnh: Phòng Kinh doanh

Thời gian học tập tại Viện rất tuyệt vời và đáng nhớ ạ.

Nguyễn Thị Thiên NgaSinh viên năm học 2022-2023, 2023-2024

Em rất vui vì đã tham gia Viện tế bào gốc với tư cách là sinh viên nghiên cứu. Em cám ơn quý Thầy Cô của Viện đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Phạm Nguyễn Thảo NhiSinh viên năm học 2023-2024

Khoá học cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức về các tình huống thực tế và cách xử lý khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi cấy tế bào.

Các giảng viên hướng dẫn phần thực hành tận tậm và điều chỉnh các thao tác thực hành của em đúng kỹ thuật và chuẩn xác hơn.

Phan Thị Thanh Loan
Sinh viên Phan Thị Thanh Loan - Giải 3 cuộc thi SCI#7Học viên khoá "Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật cơ bản"