Viện Tế bào gốc

Viện Tế bào gốc phát triển thành công nhiều sản phẩm nhờ trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Nhận thấy những giá trị to lớn của AI mang lại, Viện Tế bào gốc đã phát triển hướng nghiên cứu ứng dụng AI trong nghiên cứu phát triển sản phẩm tại Viện từ tháng 5 năm 2023. Sau hơn 1 năm sử dụng, AI đã giúp đội ngũ nghiên cứu tại Viện phát triển và cải tiến thành công nhiều sản phẩm công nghệ tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

Viện Tế bào gốc đã sử dụng AI đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển các sản phẩm công nghệ tại Viện. Các công cụ AI có thể giúp đưa ra các công thức cũng như các thông tin dự đoán và đưa ra các đánh giá toàn diện hơn về tác động của các sản phẩm lên tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

Hình minh họa. Nguồn https://dashealth.com/

Bằng công cụ AI, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã thành công trong việc phát triển môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn. Theo PGS Phúc, tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn là một trong những loại tế bào gốc tiềm năng lớn trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc nuôi cấy tế bào gốc này là một thách thức lớn. Mặc dù PGS Phúc đã thành công trong việc phát triển công nghệ để phân lập và tăng sinh in vitro tế bào gốc trung mô từ mô cuống rốn, mô mỡ, mô tủy xương… việc phát triển công nghệ phân lập và tăng sinh tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn là thách thức rất lớn. PGS Phúc chia sẻ: ông đã nghiên cứu phân lập và tăng sinh tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn người từ năm 2008. Mặc dù bước đầu các nghiên cứu trên đã thành công, song hiệu quả nuôi cấy còn rất thấp. Trong rất nhiều năm qua, PGS Phúc đã bỏ ra rất nhiều công thức và nguồn lực tài chính để cải tiến quy trình công nghệ, tuy nhiên, hiệu quả cũng không khả quan. Tuy nhiên, sau khi áp dụng AI từ năm 2023, AI đã trở thành công cụ đắc lực để PGS Phúc phát triển hoàn thiện các công nghệ này. Đến nay, nhờ sự hỗ trợ của AI, PGS Phúc đã hoàn thiện quy trình công nghệ phân lập và tăng sinh tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn.

Ngoài sản phẩm này, PGS Phúc cũng ứng dụng AI phát triển thành công nhiều sản phẩm trong công nghệ tế bào miễn dịch. Do đó, từ 01/7/2024, Viện Tế bào gốc sẽ cho ra đời các sản phẩm được nghiên cứu phát triển với sự hỗ trợ của AI. Các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển có hỗ trợ AI sẽ có biểu tượng AI.