Category: Bản tin

Các tin tức cập nhật của Viện Tế bào gốc.

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC CÓ 6 NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    VIỆN TẾ BÀO GỐC CÓ 6 NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    Ra đời từ kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Tế bào gốc luôn xem nghiên cứu khoa học và công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm.

    Tại Viện, hoạt động nghiên cứu khoa học được quy hoạch tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (CRD). Nhiệm vụ trọng tâm của CRD là nghiên cứu phát hiện các quy luật cơ bản của hoạt động tế bào, tế bào gốc từ cấp độ phân tử đến tế bào và mô; phát triển các công nghệ cốt lõi để chẩn đoán, điều trị và tái tạo. Các kết quả này phải được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành hay đăng kí thành các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích.

    Hoạt động nghiên cứu tại Viện Tế bào gốc

    Sau 5 năm thành lập, Viện Tế bào gốc đã thành lập 6 nhóm nghiên cứu:

    • Nhóm Y học tái tạo và phục hồi do PGS.TS. Vũ Bích Ngọc làm trưởng nhóm
    • Nhóm Sinh học Tế bào gốc do PGS.TS. Phạm Văn Phúc làm trưởng nhóm
    • Nhóm Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị do TS. Nguyễn Thị Tường Vân làm trưởng nhóm
    • Nhóm Khoa học Lão hóa do TS. Phan Lữ Chính Nhân làm trưởng nhóm
    • Nhóm Sinh học Ung thư do TS. Nguyễn Trường Sinh làm trưởng nhóm
    • Nhóm Chip Sinh học do TS. Dương Duy Dương làm trưởng nhóm

    Mỗi nhóm nghiên cứu gồm có Trưởng nhóm (là nhân sự cơ hữu của Viện), các nghiên cứu viên (là nhân sự của Viện), các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Kinh phí hoạt động cho các nhóm nghiên cứu là từ nguồn thu của Viện và các đề tài, dự án do các cá nhân, tổ chức tài trợ hay hợp tác đầu tư.

    Để khuyến kích hoạt động nghiên cứu, Viện Trưởng Viện Tế bào gốc đã ban hành các Quyết định về tài sản trí tuệ (lần 1 năm 2018, lần 2 năm 2021), các quy chế về thi đua-khen thưởng, các quy chế về hỗ trợ xuất bản bài báo quốc tế. Các quyết định và quy chế này được thiết lập nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi và động lực cho các nhà nghiên cứu tại Viện. Chúng giúp đỡ các nhà nghiên cứu trong việc bảo vệ sáng chế và tài sản trí tuệ của họ, đồng thời cũng giúp đỡ họ trong việc xuất bản các bài báo quốc tế để chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình với cộng đồng khoa học trên toàn cầu. Ngoài ra, các quy chế về thi đua-khen thưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các nhà nghiên cứu tại Viện thực hiện nghiên cứu chất lượng cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

    Viện Tế bào gốc chủ động, đầu tư có hệ thống cho các đề tài nghiên cứu khoa học

    Năm 2023, Viện Tế bào gốc phấn đấu hoàn thành mục tiêu xuất bản 50 bài báo quốc tế về các kết quả trong nghiên cứu tế bào gốc. Viện Tế bào gốc còn đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm ứng dụng trên cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của mình, như các sản phẩm ứng dụng trong y tế, mĩ phẩm và thực phẩm, cũng như sản phẩm là dịch vụ khoa học và kĩ thuật và đào tạo liên quan đến tế bào và tế bào gốc. Để đạt được mục tiêu này, Viện đã xây dựng và ban hành quy chế các đề tài cơ sở (cấp Viện) với kinh phí phù hợp để các nhóm nghiên cứu có thể triển khai hiệu quả các mục tiêu của nhóm.

    Nhóm nghiên cứu tại Viện Tế bào gốc

    Với sự chủ động đầu tư và có hệ thống cho các đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Tế bào gốc nói chung và Trung tâm nghiên cứu và phát triển sẽ có những thành tích vượt bậc trong tương lai.

    P.TTTT&TCSK

  • SẢN PHẨM MỚI: PBS OTS

    SẢN PHẨM MỚI: PBS OTS

    PBS OTS là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho quy trình rửa chuyên dụng cho tế bào gốc

    Muối đệm phosphate là dung dịch đệm được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu sinh học. Dung dịch đệm PBS do Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm sản xuất là một dung dịch muối chứa natri clorua, natri hydrophosphate, kali clorua, và kali dihydrophosphate. Đệm giúp duy trì một pH ổn định.

    Sản phẩm PBS OTS đc kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn iso 13485:2016

    PBS có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất liên quan đến tế bào tế bào bởi vì nó là dung dịch isotonic và không độc với tế bào. Một số ứng dụng của PBS như:

    • Nó có thể được sử dụng để pha loãng cơ chất.
    • Nó được sử dụng để rửa tế bào trong quá trình nuôi cấy, thu nhận tế bào.

    Ưu đã hấp dẫn cho 100 khách hàng đầu tiên

    Sản phẩm PBS 1X, thể tích 500 ml chỉ 349.000 VNĐ

    Sản phẩm PBS OTS 1X, thể tích 500 ml chỉ 449.000 VNĐ

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC THÀNH LẬP NHÓM NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CHIP SINH HỌC (BIOCHIP)

    VIỆN TẾ BÀO GỐC THÀNH LẬP NHÓM NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CHIP SINH HỌC (BIOCHIP)

    Chip Sinh học (Biochip) là một thiết bị nhỏ gọn sử dụng để thực hiện các phân tích sinh học, sinh hóa hay hóa học trên cơ sở bắt giữ và phát hiện các phân tử sinh học như DNA, RNA và protein cũng như tế bào. Biochip sử dụng trong giám sát, theo dõi và chẩn đoán bệnh. Ngoài ra Biochip còn là công cụ hiệu quả sử dụng trong các nghiên cứu, đánh giá các chỉ số sinh hóa, sinh lý và tế bào học. Nhằm phát triển các sản phẩm trên nền tảng các công nghệ của tế bào và tế bào gốc của Viện Tế bào gốc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM thành lập nhóm nghiên cứu về chip sinh học (Biochip).

    Mục tiêu của nhóm này là áp dụng nguyên lý của vi chất lỏng (microfluidic), hệ thống vi cơ điện (Microelectromechanical systems), công nghệ sinh học và công nghệ nano vào sinh học để nghiên cứu và chế tạo các thiết bị y sinh học trong xét nghiệm, chẩn đoán và sản xuất liên quan đến tế bào và tế bào gốc.

    Nhóm Biochip do Tiến sĩ Dương Duy Dương làm trưởng nhóm. Từ năm 2018, ông thực hiện nghiên cứu về nano sinh học tại Viện Nghiên cứu Nano Sinh học tại Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc. Năm 2022, ông tốt nghiệp tiến sĩ. Hiện nay, ông đang công tác tại Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

    Phòng TTTT&TCSK, Viện Tế bào gốc

  • Khai mạc chương trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo ISO13485 cho vật tư y tế tại Viện Tế bào gốc

    Khai mạc chương trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo ISO13485 cho vật tư y tế tại Viện Tế bào gốc

    Sáng ngày 08/03/2023, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC, khai mạc chương trình đánh giá giám sát hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 13485 cho vật tư y tế được sản xuất tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất Thực nghiệm (CIPP) của Viện Tế bào gốc.

    Tham dự có PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, PGS.TS. Vũ Bích Ngọc – Trưởng phòng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất Thực nghiệm Viện Tế bào gốc, ThS. Nguyễn Trọng Hòa – Phó trưởng phòng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất Thực nghiệm Viện Tế bào gốc; ông Phạm Khánh Hưng, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC – Trưởng đoàn đánh giá và các đơn vị liên quan.

    PGS.TS Phạm Văn Phúc phát biểu tại chương trình đánh giá ISO 13485:2016 cho các sản phẩm được sản xuất tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất Thực nghiệm Viện Tế bào gốc.

    Mục đích chính của đợt đánh giá lần này là xác định sự phù hợp của các bộ phận thuộc hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế; đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà đơn vị phải tuân thủ; đánh giá hiệu lực của hệ thống quản lý trong việc đảm bảo thường xuyên đáp ứng các mục tiêu và xác định các cơ hội cải tiến làm cơ sở cho việc kiến nghị chứng nhận và duy trì chứng nhận.

    Ông Phạm Khánh Hưng, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC thông qua chương trình làm việc.

    Phát biểu tại chương trình, PGS. TS Phạm Văn Phúc – Viện trưởng đã đánh giá cáo tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng tại Viện đồng thời mong muốn phía Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC giúp viện kiểm tra, đánh giá khách quan từng đầu việc với mục đích là duy trì tốt các hoạt động quản lý chất lượng trong thời gian tới. PGS.TS Phạm Văn Phúc cũng đề nghị cán bộ quản lý các đơn vị liên quan đến đợt đánh giá lần này chuẩn bị chu đáo các tài liệu và cử cán bộ để cùng với đoàn đánh giá làm việc nghiêm túc và hiệu quả.

    Phòng TTTT, Viện Tế bào gốc

  • Chúc mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

    Chúc mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

    Ngày 6/3/2023, tập thể người lao động Viện Tế bào gốc đã có buổi họp mặt nhân dịp ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3.

    Hòa trong không khí vui mừng của ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc đã tổ chức buổi họp mặt nhằm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Viện, Công Đoàn đến với toàn thể nhân viên nữ đang công tác tại Viện Tế bào gốc.

    ThS. Bùi Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc trao bánh kem cho đại diện tập thể nhân viên nữ

    Tại Viện, tập thể nhân viên nữ đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và giảng dạy trong nhiều năm vừa qua.

    Nhân ngày đặc biệt này, Viện Tế bào gốc xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người phụ nữ trong “ngôi nhà chung” Viện Tế bào gốc nói riêng và của phụ nữ Việt Nam nói chung.

    Một số hình ảnh tại buổi họp mặt:

    Phòng TTTT&TCSK

  • TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT – VIỆN TẾ BÀO GỐC CUNG CẤP NHIỀU DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT LÊN TẾ BÀO

    TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT – VIỆN TẾ BÀO GỐC CUNG CẤP NHIỀU DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT LÊN TẾ BÀO

    Đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết, dịch chiết, chất, hợp chất, protein… trên tế bào người và động vật là những thí nghiệm quen thuộc, thường xuyên trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt trong các nghiên cứu phát hiện thuốc.

    Với đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Dịch vụ Khoa học và Kĩ thuật của Viện Tế bào gốc (CSS) cung cấp các dịch vụ theo 4 tiêu chí

    • Nhanh (rapid)
    • Đúng (accuracy)
    • Chính xác (precise)
    • Lặp lại được (reproducible)

    Phương pháp đánh giá đa dạng

    • Các phương pháp đánh giá phân bào (mitosis, ức chế phân bào hay kích thích phân bào):

    -Đánh giá dựa vào hoạt tính của enzyme (MTT assay, XTT assay, Alarma blue assay)

    -Đánh giá dựa vào sự thay đổi điện trở (xCelligence assay)

    -Đánh giá dựa vào số lượng nhân thực thời (H33342, DAPI, BrdU assay)

    •Các phương pháp đánh giá sự lão hóa (aging)

    -Đánh giá dựa vào kích thước tế bào

    -Đánh giá dựa vào sự biểu hiện của beta-galactosidase

    -Đánh giá dựa vào tốc độ tăng sinh (population doubling time – PDT)

    •Các phương pháp đánh giá sự di cư

    -Đánh giá dựa vào thời gian di cư

    -Đánh giá dựa vào sự di cư theo gradient nồng độ chất thử

    Dòng tế bào dùng trong các quy trình sàng lọc là các tế bào chuẩn. Các tế bào được xác thực (authentication) trước khi sử dụng trong quy trình, đặc biệt các dòng tế bào ung thư, để loại bỏ các dòng tế bào có sự nhiễm chéo.

    Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

    Trung tâm Dịch vụ Khoa học và Kĩ thuật

    Email: css@sci.edu.vn

    SĐT: 028 3636 1206

  • THÔNG BÁO V/v Tuyển sinh thực hiện Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, năm 2023 (đợt 2)

    THÔNG BÁO V/v Tuyển sinh thực hiện Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, năm 2023 (đợt 2)

    Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của Viện Tế bào gốc năm 2023, các nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển sinh tham gia vào các đề tài, dự án do Viện chủ trì từ năm 2023.

    • Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 15/03/2023
    • Phỏng vấn trực tiếp: 16 – 22/03/2023
    • Thông báo kết quả: 23 – 26/03/2023
    • Thời gian tập huấn: 27 – 31/03/2023
    • Thời gian vào phòng thí nghiệm: 01/04/2023

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Cô Tô Hoàng Việt Xuân tại địa chỉ email xuanto@sci.edu.vn.

    [dflip id=”2505″ ][/dflip]

  • 🎉🎉 KHAI GIẢNG CÁC KHÓA HỌC KỸ THUẬT NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

    🎉🎉 KHAI GIẢNG CÁC KHÓA HỌC KỸ THUẬT NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

    📅Từ ngày 06/02/2023 đến ngày 24/02/2023

    Các khóa học “Nuôi cấy tế bào động vật” sẽ cung cấp kiến thức cơ bản/nâng cao về phương pháp nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm. Hướng dẫn phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong quá trình nuôi cấy.

    Khóa học được tổ chức đào tạo giúp học viên sau khi tham gia khóa học đạt các mục tiêu sau:

    ✅Hiểu được các kiến thức cơ bản về tế bào động vật,tế bào gốc.

    ✅Biết về hiện trạng, tiềm năng và ứng dụng tế bào gốc ở Thế giới và Việt Nam.

    ✅Thực hiện được các thao tác vô trùng trong phòng thí nghiệm.

    ✅Thực hiện được các kỹ thuật rã đông, nuôi cấy tăng sinh và bảo quản đông lạnh tế bào trong phòng thí nghiệm.

    ✅Đặc biệt ở khóa đào tạo “Kỹ nuôi cấy tế bào gốc nâng cao” học viên được học nâng cao về phương pháp nuôi cấy tế bào động vật từ mảnh mô sơ cấp.

    💥Tham gia giảng dạy là những giảng viên- chuyên gia đầu ngành và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc.💥

    PGS.TS. Phạm Văn Phúc (Viện trưởng Viện Tế bào gốc)

    PGS.TS. Vũ Bích Ngọc (Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng Tạo và Sản xuất Thực nghiệm)

    ThS. Nguyễn Nhã Khanh (Trưởng phòng Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật)

    ThS. Nguyễn Hoàng Nhật Trinh (Trưởng phòng Trung tâm Đào tạo Y sinh)

    Học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học

    🔴HỌC PHÍ 🔴☘

    Khóa kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc cơ bản (CCB 2): Học phí cho toàn bộ khóa học là 15.000.000 đồng/ học viên.

    ☘ Khóa kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc cơ bản (CCA 1): Học phí cho toàn bộ khóa học là 30.000.000 đồng/ học viên.

    ☘ Khóa kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc nâng cao (CCA 2): Học phí cho toàn bộ khóa học là 40.000.000 đồng/ học viên.

    🎁 Chương trình ưu đãi cho các học viên đăng kí theo nhóm 🎁

    👉Người thứ 2: giảm 5% tiền học phí

    👉Người thứ 3 trở đi: giảm 10% tiền học phí.

    👉 ĐĂNG KÍ KHOA HỌC TẠI: http://sci.edu.vn/services/khoa-dao-tao-nuoi-cay-te-bao/

    TÌM HIỂU THÊM TẠI: http://sci.edu.vn/dao-tao-dich-vu/

    ☎ (+84)2836361206

  • THÔNG BÁO V/V NGHỈ TẾT ÂM LỊCH QUÝ MÃO 2023

    THÔNG BÁO V/V NGHỈ TẾT ÂM LỊCH QUÝ MÃO 2023

    Viện Tế bào gốc thông báo nghỉ Tết Âm lịch Quý Mão 2023

  • THÔNG BÁO V/v Tuyển sinh thực hiện Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ năm 2023 (đợt 1)

    THÔNG BÁO V/v Tuyển sinh thực hiện Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ năm 2023 (đợt 1)

    Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của Viện Tế bào gốc năm 2023, các nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển sinh tham gia vào các đề tài, dự án do Viện chủ trì từ năm 2023

    Thời gian xét tuyển (dự kiến)

    • Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 29/01/2023
    • Phỏng vấn trực tiếp: 06 – 10/02/2023
    • Thông báo kết quả: 13 – 17/02/2023
    • Thời gian tập huấn: 20 – 24/02/2023
    • Thời gian vào phòng thí nghiệm: 01/03/2023

    Số lượng ứng viên tuyển chọn

    • Sinh viên: 12
    • Học viên cao học: 17
    • Nghiên cứu sinh: 7

    Quy trình tuyển chọn

    • Sơ tuyển: sau khi nhận hồ sơ, các cán bộ hướng dẫn sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn.
    • Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua email hoặc điện thoại). Các ứng viên không được mời tham gia phỏng vấn xem như bị loại.
    • Thông báo trúng tuyển và tham gia vào Viện: ứng viên được thông báo trúng tuyển bằng email hoặc điện thoại và tham gia vào Viện theo lịch xét tuyển.

    Liên hệ

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Cô Tô Hoàng Việt Xuân tại địa chỉ email xuanto@sci.edu.vn.

    Xem thông báo chi tiết tại: