Xem thông báo tại:
Category: Bản tin
Các tin tức cập nhật của Viện Tế bào gốc.
-
THÔNG BÁO KHAI GIẢNG KHOÁ ĐÀO TẠO FLOW CYTOMETRY CƠ BẢN Từ 07/02/2023 đến 08/02/2023
Flow Cytometry (Kỹ thuật phân tích tế bào theo dòng chảy) khóa học cơ bản cung cấp các kiến thức nền tảng và các thao tác kỹ thuật cơ bản cho người mới bắt đầu học FCM hay cần tìm hiểu về FCM.
Mục tiêu của khóa học:
- Hiểu được nguyên lý và ứng dụng của kĩ thuật FCM
- Nắm được cách thiết kế thí nghiệm phân tích tế bào đa thông số
- Phân tích được các thông số kĩ thuật trên phần mềm của BD Bioscience.
Giảng viên đào tạo:
PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc
TS. Vũ Bích Ngọc- Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng Tạo và Sản xuất Thực nghiệm
Th.S Lê Đình Huấn- Chuyên viên quản lý ứng dụng BD Bioscience Việt Nam
Th.S Nguyễn Nhã Khanh- Trưởng phòng Trung tâm dịch vụ và khoa học kỹ thuật
Chương trình đào tạo bao gồm:
🎓 Tài liệu tập huấn, bao gồm bài giảng và ghi chú
🎓 Tài liệu đào tạo thực hành
🎓 Số liệu mẫu và phần mềm phân tích
- Học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học
- Học phí cho toàn bộ khóa học là 3.500.000 đồng/học viên.
ĐĂNG KÍ NGAY TẠI:
TÌM HIỂU THÊM TẠI:
-
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN VIỆN TẾ BÀO GỐC NHIỆM KÌ 2023-2028
Ngày 27/12/2022, Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc đã tổ chức Đại Hội Công đoàn, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc, nhiệm kỳ 2017 – 2022 có 43 viên chức, người lao động tham gia sinh hoạt. Nhiệm kỳ qua, Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên; cấp Ủy Đảng, chính quyền Viện Tế bào gốc, bám sát nội dung chỉ đạo, phương pháp hoạt động; chỉ đạo các đoàn viên công đoàn thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua góp phần thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Công đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cho người lao động, làm tốt công tác an sinh xã hội, tạo không khí phấn khởi, thi đua công tác, lao động và học tập như ngày thứ 2 ấm áp, ngày thứ 5 đặc sản, ngày thứ 5 khỏe mạnh, câu lạc bộ Journal Club…Hoạt động của Công đoàn bộ phận khi triển khai đều nhận được sự hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả.
Đại hội đã diễn ra trong không khí sôi nổi với nhiều góp ý nhằm xây dựng Công đoàn Bộ phận Viện tế bào gốc ngày càng vững mạnh.
Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023 – 2028 gồm 3 đồng chí:
- Đ/c Bùi Nguyễn Tú Anh. Chủ tịch Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc
- Đ/c Huỳnh Thảo Nhi, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc
- Đ/c Huỳnh Lê Thịnh Đạt, Ủy viên BCH Công đoàn Bộ phận Viện Tế bào gốc
Chúc Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023 – 2028 hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.
P.TTTT&TCSK
-
THÔNG BÁO V/V TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ ĐỢT 1 NĂM 2023
Viện Tế bào gốc thông báo tuyển dụng nhân sự đợt 1 năm 2023
Vị trí tuyển dụng:
- 01 chuyên viên truyền thông
- 01 nhân viên kỹ thuật
- 01 văn thư viên trung cấp
Thời gian nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến hết này 08/01/2022
Xem thông báo chi tiết tại:
-
Sữa nhân tạo thắng giải Sáng tạo tế bào gốc
Ý tưởng nghiên cứu quy trình tạo sữa nhân tạo từ tế bào gốc, nhóm học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM thắng giải cao nhất cuộc thi, chiều 17/12.
Ý tưởng của ba nữ sinh Nguyễn Khánh Nga, Đỗ Phương Linh và Đinh Huỳnh Bảo Vi, lớp 10 chuyên sinh được Ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo tế bào gốc (Stem Cell Innovation) đánh giá cao bởi nếu thành công là cơ sở quan trọng xây dựng ngân hàng sữa mẹ từ tế bào gốc.
Khánh Nga, trưởng nhóm cho biết, nhóm bắt tay vào nghiên cứu từ tháng 9 với mong muốn phát triển sữa nhân tạo từ tế bào gốc nhằm giúp nhiều phụ nữ không có sữa sau khi sinh, hoặc người bị mắc bệnh ung thư, HIV vốn không thể cho con bú. Các nghiên cứu khác trước đó cũng cho thấy, các bà mẹ hiện đại dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí trầm cảm vì phải thức đêm chăm con. Nhiều người ngại ảnh hưởng đến vóc dáng khi phải duy trì chế độ ăn đặc biệt thời gian dài để có sữa. Tuy nhiên, “sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất, vì thế nhóm xây dựng quy trình tạo sữa nhân tạo từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm”, Nga nói.
Nhóm thực hiện bốn bước để làm sữa nhân tạo với công đoạn đầu tiên là thu mô mỡ từ cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh, đạt chuẩn. Từ dịch hút mỡ, nhóm thu thập tế bào gốc mô mỡ ASCs, sau đó tiến hành nuôi cấy tăng sinh, sàng lọc và biệt hóa ASCs thành các phế nang tuyến vú để nuôi trên giá thể. Các tế bào phế nang tuyến vú được cung cấp chất dinh dưỡng có trong máu để kích thích tạo sữa mẹ trong môi trường nuôi cấy, rồi tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng khác để tạo ra sữa nhân tạo.
Đánh giá ý tưởng, PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào Gốc, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, quy trình của nhóm là hoàn toàn có cơ sở khoa học và có thể thực hiện trong thực tế với khả năng thành công cao.
Ông cho rằng, nhóm đã xây dựng quy trình với cấu trúc rất giống với tuyến sữa trong cơ thể người và tế bào tuyến vú này có thể tiết ra sữa hoàn toàn giống sữa người. Tuy nhiên, một số thành phần kháng thể trong sữa sẽ không có vì nó được tạo ra từ các tế bào miễn dịch. “Nhóm chỉ mới đưa ra được ý tưởng và cần thời gian thực hiện nhiều trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để nhóm làm các bước tạo sữa từ tế bào gốc theo quy trình mà các em đã xây dựng”, PGS Phúc nói.
Sáng tạo tế bào gốc là cuộc thi thường niên do Viện Tế bào Gốc, Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức từ năm 2014. Cuộc thi nhằm phát hiện, ươm mầm những nhà khoa học trẻ là học sinh, sinh viên, học viên cao học đam mê nghiên cứu lĩnh vực tế bào gốc.
Cuộc thi năm nay thu hút 500 học sinh, sinh viên của 37 trường THPT và đại học tham gia để chọn 12 dự án tham gia chung kết. Dự kiến từ năm 2023, Viện Tế bào Gốc ra mắt chương trình Starup With Us (Khởi nghiệp cùng chúng tôi) với mục tiêu hợp tác với các dự án khởi nghiệp tế bào gốc phát triển thành các công ty spin – off (doanh nghiệp khởi nguồn) để phát triển các ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm cụ thể, thương mại hóa.
Hà An
Nguồn: https://vnexpress.net/sua-nhan-tao-thang-giai-sang-tao-te-bao-goc-4549472.html?fbclid=IwAR3dkp-aryNxWgl6GTP47QeQ1VyeNVmq-4rG1aYMpllvhtV0HFFrOprAJZQ
-
VIỆN TẾ BÀO GỐC 2023: NÂNG CAO VỊ THẾ, CHỦ ĐỘNG LAN TỎA
Sáng ngày 12/12/2022, Viện Tế bào gốc đã tổ chức thành công Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2022 và đề ra nhiều chương trình hành động thiết thực trong năm 2023
Hội nghị cán bộ, viên chức (CB, VC) là hoạt động thường niên của Viện Tế bào gốc, nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong năm vừa qua, đồng thời nghiêm túc rút ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra phương hướng, kế hoạch và biện pháp phù hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ trong năm mới.
Đây cũng là dịp quan trọng để các cán bộ, viên chức và người lao động được trình bày suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân, tham gia đóng góp ý kiến cho Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi Bộ Viện Tế bào gốc nhiệm kì 2022-2025, Nghị quyết Hội nghị CB VC năm 2021; Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2023 nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động, góp phần xây dựng văn hoá cơ quan.
Sau quá trình diễn ra, Hội nghị đã thống nhất lấy chủ đề “Nâng cao vị thế, chủ động lan tỏa” cho Viện Tế bào gốc năm 2023 với nhiều hoạt động xoay quanh chủ đề trên. Cụ thể, Viện Tế bào gốc xây dựng 11 chương trình hành động trọng điểm trong năm 2023 với nhiều sự đổi mới:
- Chương trình dành cho học sinh, sinh viên gồm chương trình Stem Cell Summer (1), cuộc thi Stem Cell Innovation (2), Chương trình CBT-Student (3).
- Chương trình dành cho Viên chức, người lao động trong đơn vị gồm chương trình Đoàn kết nội bộ (4), chương trình tuyên dương (5), khen thưởng (6) và chương trình nâng cao thu nhập mới theo KPI (7).
- Chương trình SCI Innovation Partnership (8) dành cho doanh nghiệp, đối tác.
- Chương trình Start-up with us (9)dành cho người quan tâm muốn khởi nghiệp, xây dựng cộng đồng spin-up của SCI.
- Chương trình Vietnam Stem Cell Network (VNSC) (10) dành cho cộng đồng sử dụng công nghệ SCI
- Chương trình SCI Techtalks (11) giới thiệu các công nghệ mới đến với cộng đồng
Với nhiều sự đổi mới trong công tác tổ chức cùng khí thế thi đua sôi nổi, tập thể Viện Tế bào gốc quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong năm 2023.
P.TTTT&TCSK
-
NHIỀU CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TẾ BÀO GỐC ĐƯỢC VIỆN TẾ BÀO GỐC GIỚI THIỆU TRONG NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA TECHFEST VIETNAM 2022
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở – Khơi nguồn tư duy mới”, TECHFEST 2022 hướng tới tìm kiếm giải pháp cho các lĩnh vực chịu nhiều tác động của đại dịch và có tiềm năng trong tương lai như y tế, giáo dục, năng lượng,…; giải quyết các vấn đề con người như đào tạo bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm; và đặc biệt là khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch và ứng dụng công nghệ xử lý các khó khăn hậu Covid. Năm nay, TECHFEST được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương từ ngày 2/12 đến ngày 4/12.
Viện Tế bào gốc vinh dự tham gia triển lãm các sản phẩm khoa học công nghệ về tế bào gốc cùng các trường thành viên của Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện TECHFEST VIETNAM 2022. Tại TECHFEST, Viện Tế bào gốc mang đến 4 công nghệ nổi bật được nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ với nhiều đối tác trong và ngoài nước như thuốc tế bào gốc Cartilatist được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối và thoái hóa đĩa đệm cột sống; thuốc tế bào gốc Modulatist được sử dụng trong điều trị các bệnh COPD, đái tháo đường; Công nghệ Stemtarget ứng dụng trong thẩm mỹ, Công nghệ thu huyết tương giàu tiểu cầu ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp và y tế.
Các thành tựu từ quá trình nghiên cứu khoa học và sẵn sàng chuyển giao công nghệ được nhiều cá nhân, đơn vị tìm hiểu và quan tâm trong suốt thời gian diễn ra TECHFEST. Tập thể Viện Tế bào gốc đang ngày càng phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ để phát triển nhiều sản phẩm hơn phục vụ nhu cầu của xã hội.
Một số hình ảnh của sự kiện:
P.TTTT& TCSK
-
LỄ KHAI MẠC VÀ VÒNG LOẠI CUỘC THI SÁNG TẠO TẾ BÀO GỐC STEM CELL INNOVATION LẦN 7 -2022
Sáng này 27/11/2022, Lễ khai mạc và Vòng loại cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc – Stem Cell Innovation lần 7 -2022 đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, cơ sở Nguyễn Văn Cừ
CUỘC THI SÁNG TẠO TẾ BÀO GỐC-STEM CELL INNOVATION do Viện Tế bào gốc và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM cùng phối hợp tổ chức. Với mục tiêu tạo sân chơi học tập và nghiên cứu cho tất cả học sinh, sinh viên và học viên cao học yêu thích lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học, đặc biệt đối với các lĩnh vực nghiên cứu tế bào, tế bào gốc trên người và động vật. Bên cạnh đó, cuộc thi là nơi khơi dậy ý tưởng, sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề về sinh học ứng dụng, y dược và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.Đến tham dự Lễ khai mạc, Ban tổ chức cuộc thi vinh dự được đón tiếp:
* Về phía, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM:
- PGS. TS Trần Văn Mẫn – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM
* Về phía Viện Tế bào gốc:
- Thầy Phan Kim Ngọc – Nguyên Trưởng PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc
- PGS.TS Phạm Văn Phúc – Viện Trưởng Viện Tế bào gốc
- TS. Phan Lữ Chính Nhân – Phó Viện trưởng Viện Tế bào gốc
* Về phía các nhà tại trợ:
- Ông Trương Xuân Đại – Đại diện công ty BD BioScience
- Bà Phạm Thị Hảo – Đại diện công ty Phát triển khoa học sự sống
- Bà Huỳnh Thị Kim Ngân – Đại diện công ty Phát triển khoa học sự sống
- Bà Hà Thị Thúy An – Đại diện công ty Phát triển khoa học sự sống
- Bà Lê Thị Út Thảo – Đại diện công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech
- Ông Đào Tuấn Vũ – Đại diện công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech
- Bà Nguyễn Lâm Tuyền – Đại diện công ty cổ phần kỹ thuật sinh học và ứng dụng Việt Nam
- Bà Nguyễn Thanh Ngọc Phụng – Đại diện công ty cổ phần kỹ thuật sinh học và ứng dụng Việt Nam
Cùng toàn thể quý thầy cô, quý phụ huynh, các cổ động viên, … đến từ nhiều trường trung học phổ thông và đại học trên toàn quốc.Đại diện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, PGS.TS Trần Văn Mẫn chia sẻ tuần lễ 21-27/11/2022 là Science Week đầy sôi nổi của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học được diễn ra trong đó có cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc lần lần 7 -2022.
Thầy Phan Kim Ngọc phát biểu và tuyên bố khai mạc cuộc thi. Thầy đã sẵn sàng và háo hức chờ đón những món ăn từ “thực phẩm tế bào gốc” mà các đội thi chuẩn bị trình bày.
Để làm nên thành công của cuộc thi, không thể không kể đến sự hỗ trợ và đồng hành từ các Quý nhà tài trợ. Xin trân trọng cảm ơn:
1. Nhà Đồng tài trợ Kim cương: Công ty BD Bioscience và Công ty Phát triển Khoa học Sự sống
2. Nhà Tài trợ đồng hành: Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech, Công ty cổ phần kỹ thuật sinh học và ứng dụng Việt Nam, Công Ty TNHH B.C.E Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – BV Quốc tế sản nhi Hải Phòng.
Trải qua vòng loại, Top 12 đội thi xuất sắc bước vào vòng chung kết đã lộ diện. Hành trình chinh phục chiếc cúp Ý tưởng sáng tạo tế bào gốc đã dần đi đến những chặn đường cuối. Hãy dõi theo hành trình Sáng tạo Tế bào gốc trên website cuộc thi và fanpage Viện Tế bào gốc, Fanpage PTN tế bào gốc.
P.TTTT& TCSK
Một số hình ảnh của Lễ Khai mạc và Vòng loại:
-
CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10, Công Đoàn Viện Tế bào gốc đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các người lao động tại Viện Tế bào gốc và PTN Tế bào gốc. Buổi gặp gỡ ấm áp kết hợp với Chương trình thứ 5 đặc sản mang đến không khí thân mật, vui vẻ đầy tiếng cười như một món quà ý nghĩa nhất để chúc mừng những người phụ nữ.
Một số hình ảnh tại buổi gặp gỡ:
-
VIỆN TẾ BÀO GỐC VINH DỰ ĐÓN TIẾP ĐOÀN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHU KỲ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM
Nằm trong khuôn khổ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2 giai đoạn 2017-2021, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM triển khai các hoạt động khảo sát chính thức tại trường từ ngày 7/10-12/10/2022.
Trong đó, chiều ngày 8/10/2022, đoàn đánh giá đã đến thăm và kiểm tra cơ sở vật chất tại Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Đại điện Viện Tế bào gốc, TS. Phan Lữ Chính Nhân_ Phó Viện trưởng Viện Tế bào gốc đón tiếp đoàn đánh giá.
Tại đây, Đoàn đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (CRD), Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm (CIPP), và phòng trưng bày thành tựu khoa học công nghệ của Viện Tế bào gốc.
Một số hình ảnh của buổi đánh giá: