Nhãn hàng Regenmedlab thuộc Viện Tế bào gốc cho ra chương trình khuyến mãi đặc biệt nhân ngày độc thân 11.11 “TẶNG NGAY 1 SẢN PHẨM” thuộc nhãn hàng Regenmedlab khi mua 03 sản phẩm cùng loại.
Thời gian diễn ra chương trình từ 11.11.2020 đến 28.02.2021
Lưu ý: Chương trình chỉ áp dụng cho các sản phẩm Cell extraction kit, Deattachment, Washing buffer và Cryosave I
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của Viện Tế bào gốc năm 2020-2021, Lãnh đạo Viện Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn SV/HVCH/NCS, tình nguyện viên tham gia vào các đề tài, dự án do Viện chủ trì từ năm 2020
Vào lúc 9h sáng ngày 14/10/2020 tại Viện Tế Bào Gốc đã diễn ra Đại hội Chi Đoàn Cán Bộ Trẻ PTN Tế Bào Gốc nhiệm kì 2020 – 2021 nhằm báo cáo tổng kết hoạt động Chi Đoàn trong nhiệm kì 2019 – 2020, đưa ra phương hướng hoạt động và bầu ra Ban chấp hành nhiệm kì 2020 – 2021.
Đai hội vinh dự có sự hiện diện của Đ/c Phan Lữ Chính Nhân – Phó Viện trưởng Viện Tế Bào Gốc, Đ/c Phạm Quốc Việt – Chủ tịch Công đoàn Viện Tế Bào Gốc.
Thay mặt Đoàn chủ tịch – Đ/c Trần Ngô Thế Nhân thông qua báo cáo tình hình hoạt động, công trình thanh niên và phương hướng hoạt động Đoàn trong nhiệm kì 2019 – 2020. Nhiệm kì vừa qua có 3 đồng chí đạt được danh hiệu “Cán bộ trẻ tiêu biểu” cấp trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Đồng thời, Đại hội cũng đã thông qua phương hướng hoạt động Đoàn, xây dựng Chi Đoàn vững mạnh đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ rèn luyện Đoàn viên trao dồi lối sống tác phong, trao dồi nghiệp vụ. Đại hội đã thông qua đề án công trình thanh niên cho nhiệm kì 2020 – 2021 là Stem Cell Summer Tour ươm mầm tuổi trẻ giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học, giới thiệu công trình nghiên cứu, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu.
Nhằm dẫn dắt chi Đoàn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trên, Đại hội đã bầu ra được BCH Chi Đoàn nhiệm kì 2020 – 2021 gồm 5 đồng chí :
Đ/c Trần Ngô Thế Nhân (Bí thư)
Đ/c Phạm Duy Khương
Đ/c Ngô Trọng Hiếu
Đ/c Dương Chi Mai
Đ/c Hoàng Lê Vân Nhi (Phó Bí thư)
Đại hội kết thúc vào lúc 11h cùng ngày trong không khí vui tươi, trang trọng, đánh dấu một cột mốc mới của Chi đoàn Cán bộ trẻ PTN Tế Bào Gốc nhiệm kì 2020 – 2021.
Tin và ảnh: Phòng TT-TT& TCSK CTV: Minh Thư – Thảo Nguyên
Sáng ngày 29.9.2020, tập thể sinh viên thuộc Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc đã tổ chức buổi tổng kết năm học 2019-2020. Đến dự buổi tổng kết có sự hiện diện của PGS.TS Phạm Văn Phúc_Viện Trưởng Viện Tế bào gốc, ThS. Phan Lữ Chính Nhân_ Phó viện trưởng Viện Tế Bào Gốc và các thầy/cô của Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc.
Buổi tổng kết nhằm đánh giá, báo cáo hoạt động của sinh viên trong năm học vừa qua, đặc biệt là các sinh viên năm 4 vừa hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp của mình tại Viện và PTN. Theo đó, trong năm học 2019-2020, Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc có 36 sinh viên, học viên cao học. Trong đó có 11 sinh viên vừa hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, trở thành tân cử nhân khoa học. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm học do ảnh hưởng của dịch Covid 19, các sinh viên của Viện Tế bào gốc và PTN đã cố gắng vượt qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Sinh viên và Lê Thị Dung và Phan Thị Hồng Thủy đã đạt thành tích xuất sắc trong buổi báo cáo trước hội đồng Sinh học và Công nghệ sinh học.
Tại buổi tổng kết, Các bạn sinh viên đã nhận được giấy chứng nhận học tập tại Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc. Cô Tô Hoàng Việt Xuân, phó trưởng phòng Tổ chức hành chính và công tác sinh viên đã báo cáo tổng kết hoạt động. Thầy Phạm Văn Phúc thay mặt Viện Tế Bào Gốc gửi đến các em những lời cảm ơn, những lời chúc vì đã đi cùng Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc trong hành trình sinh viên của mình. Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc mãi là nhà, là nơi luôn chào đón các bạn.
Bên cạnh đó, buổi tổng kết đã trở nên thân mật, đầy cảm xúc bởi những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” tươi trẻ đến từ các bạn sinh viên.
Buổi tổng kết đã khép lại một hành trình, và chắc chắn rằng hành trình mới sẽ mở ra đầy tươi mới với các bạn. Hi vọng, các bạn sinh viên sẽ đồng hành cùng nhau trên chặn đường sắp đến như lời bài ca mà các bạn đã hát lên cùng nhau “MÃI NHƯ NGÀY HÔM NAY”. Và chắc chắn rằng Viện Tế Bào Gốc và PTN Tế Bào Gốc sẽ mãi là ngôi nhà thứ hai của các bạn .
Một sản phẩm công nghệ cao luôn chứa đựng hàng chục đến hàng trăm công nghệ thành phần khác nhau. Để được đưa ra thị trường, sản phẩm ấy đã trải qua nhiều bước phát triển từ nghiên cứu cơ bản, mà ở mỗi bước đó, công nghệ được hoàn thiện ở một mức độ nhất định; được gọi là mức độ sẵn sàng công nghệ. Thông thường, tại mỗi cơ sở, đơn vị tham gia vào trong chuỗi phát triển công nghệ chỉ có thể thực hiện một vài mức sẵn sàng công nghệ khác nhau. Nhận thức được thực trạng đó, Viện Tế bào gốc đã nỗ lực xây dựng Hệ sinh thái Viện tế bào gốc (SCI Ecosytem) với mỗi “quần xã, quần thể” trong hệ sinh thái đảm trách việc hoàn thiện một “mức độ sẵn sàng công nghệ” khác nhau. Bằng cách này, Viện tế bào gốc đã trở thành một quần thể trong hệ sinh thái tế bào gốc của Việt Nam, mà từ đó Viện có thể phát triển thành công nhiều công nghệ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt điều trị bệnh và làm đẹp.
Tế bào gốc và tiềm năng công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam
Sự sống bắt đầu bằng tế bào gốc (stem cell), vậy tế bào gốc là mầm sống của một cơ thể. Tế bào phân chia tạo ra nhiều thế hệ con cháu, mỗi con cháu sẽ thực hiện một chức năng khác nhau trong hoạt động sống, kể cả duy trì nòi giống. Tính chất mà tế bào ban đầu phân chia, tạo ra các tế bào có chức năng gọi là tiềm năng hay khả năng (potential). Tế bào có tiềm năng cao có thể tạo ra nhiều kiểu tế bào khác nhau trong cơ thể.
Một điều rõ ràng rằng tế bào có tiềm năng lớn trong điều trị bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung. Vì thế, trên thế giới, tế bào gốc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học tế bào gốc, dược học tế bào gốc, thực phẩm tế bào gốc, mĩ phẩm tế bào gốc… Trong đó y học tế bào gốc đã mang lại những hiệu quả to lớn trong điều trị một số bệnh mạn tính, ung thư.
Đến nay, trên thế giới, tế bào gốc đã được sử dụng trong điều trị bệnh với hơn 100 bệnh lí khác nhau, trong đó có khoảng 50 quy trình điều trị đã trở thành quy trình điều trị thường quy. Ở Việt Nam, tế bào gốc đã bắt đầu sử dụng vào y học từ 1995 đến nay. Số bệnh lí được điều trị bằng tế bào gốc tăng đáng kể, cùng với số ca điều trị cũng tăng. Nhu cầu của bệnh nhân sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe là rất lớn.
Nút thắt cho sự phát triển tế bào gốc Việt Nam
Công nghệ tế bào gốc Việt Nam dù đã bắt đầu đã hơn 20 năm, sự phát triển của nó vẫn còn hạn chế bởi lẽ “nút thắt” của quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến các doanh nghiệp vẫn còn nguyên. Nút thắt đó chính là mức độ sẵn sàng công nghệ của tế bào gốc được hình thành trong phòng thí nghiệm còn quá thấp so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Nói đúng hơn, cái mà doanh nghiệp cần thì các nhà khoa học chưa có, cái nhà khoa học đã có thì doanh nghiệp họ không cần. Điều này đã đẩy mối liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp càng ngày càng xa.
Mức độ sẵn sàng công nghệ là gì?
Mức độ sẵn sàng công nghệ (TRL) là mức độ “trưởng thành” của công nghệ đạt được trong suốt quá trình phát triển công nghệ. Khái niệm TRL được phát triển tại NASA vào những năm 1970. Ở một số quốc gia, các dự án, đề tài nghiên cứu và đổi mới sáng tạo luôn được phân loại theo mức độ sẵn sàng công nghệ khi đánh giá và tài trợ. Việc đánh giá này góp phần đáng kể vào việc đánh giá đề tài và quản lí kết quả sau khi nghiệm thu.
Nhận thấy việc này, Viện Tế bào gốc đã tiến hành đánh giá các kết quả nghiên cứu của mình theo mức độ hoàn thiện công nghệ. Dựa vào mức độ trưởng thành này của công nghệ mà chúng tôi định hướng cho sự phát triển công nghệ đến mức trưởng thành và tìm các đối tác phù hợp với từng mức độ sẵn sàng công nghệ khác nhau.
Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM
Viện Tế bào gốc là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ tự chủ tài chính do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành lập trên cơ sở PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc. Viện Tế bào gốc có nhiệm vụ chính là nghiên cứu và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ. Toàn bộ ngân sách hoạt động của Viện là từ hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ.
Thực hiện tự chủ tài chính ở mức độ tự chủ cao nhất, Viện tế bào gốc, ban đầu, gặp rất nhiều khó khăn về tài chính để trang trải cho mọi hoạt động của Viện. Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ để mang lại kinh tế cho sự tồn tại của Viện vô cùng khó khăn. Bên cạnh, những khó khăn nhất định về sự cạnh tranh khốc liệt của công nghệ do Viện phát triển và công nghệ ngoại nhập, những khó khăn lớn hơn ở chỗ mức độ sẵn sàng công nghệ của Viện còn quá thấp so với nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.
Trước những khó khăn đó, tập thể lãnh đạo và nhân viên của Viện đã phải suy nghĩ và xoay chuyển nhiều chiến lược khác nhau để có thể tiếp cận doanh nghiệp, nâng cao mức độ sẵn sàng công nghệ của mình và rút ngắn dần khoảng cách giữa Viện và doanh nghiệp. Viện Tế bào gốc đã nhận thấy rằng tự bản thân của Viện không thể ra đời được một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người sử dụng mà cần phải có hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị nghiên cứu phát triển sản phẩm (Viện Tế bào gốc), đơn vị sản xuất sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất), và đơn vị sử dụng sản phẩm (bệnh viện, cơ sở y tế, thẩm mĩ…)
Từ những suy nghĩ đó, Viện tế bào gốc đã bắt tay vào việc tìm kiếm các đối tác mà có thể tiếp nhận công nghệ của mình để đưa vào sản xuất, và cùng các doanh nghiệp sản xuất để tìm kiếm các đơn vị có thể sử dụng sản phẩm của mình. Với cách làm đó, 5 năm trôi qua, Viện đã hình thành cho mình được một tập hợp các đơn vị mà ở đó “dòng chảy” công nghệ được liền mạch từ các nghiên cứu của Viện đến các ứng dụng sử dụng sản phẩm trên bệnh nhân.
Hình thành hệ sinh thái tế bào gốc
Dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của mình, Viện Tế bào gốc đã tìm kiếm đến các doanh nghiệp mà có thể tiếp cận công nghệ ở mức độ sẵn sàng đó để tìm kiếm sự hợp tác. Bằng cách làm đó, chúng tôi đã hình thành được một tập hợp các đơn vị hợp tác phát triển theo chuỗi hoàn thiện công nghệ, mà ở đó đầu vào của đơn vị này có thể là đầu ra của đơn vị kia. Các đơn vị có sự hợp tác hữu cơ với nhau tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho sự phát triển bền vững. “Chuỗi thức ăn” của hệ sinh thái này chính là công nghệ ở các trạng thái khác nhau. Trong “chuỗi thức ăn” đó, Viện Tế bào gốc vừa là đơn vị tiêu thụ công nghệ và cũng vừa là đơn vị sản xuất công nghệ cho đơn vị khác.
Hình 1. Các mức độ sẵn sàng công nghệ của các sản phẩm.
Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc (SCI Ecosystem)
Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc là tập hợp các đơn vị hợp tác theo chuỗi phát triển hoàn thiện công nghệ tế bào gốc. Đến nay, những nét chính trong hệ sinh thái này đã hình thành với các mức độ hoàn thiện công nghệ rõ ràng cùng với các đơn vị tham gia trong chuỗi này:
Mức TRL 1-2: PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, PTN Nghiên cứu Ung thư
Mức TRL 2-4: Viện Tế bào gốc (gồm các đơn vị CRD (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển), CBT (Trung tâm đào tạo Y sinh), LACU (PTN Chăm sóc và sử dụng động vật), LABA (PTN Đánh giá hoạt tính sinh học)
Mức TRL 5-7: Trung tâm Đổi mới sáng tạo và sản xuất thực nghiệm (CIPP)
Mức TRL 8-9: Công ty Geneworld, Công ty TNHH BVĐK Vạn Hạnh, Công ty TNHH The Cell và 12 đơn vị ứng dụng khác
Trong thời gian tới, Viện Tế bào gốc tiếp tục hợp tác các đối tác để hình thành Trung tâm thử nghiệm lâm sàng tế bào gốc, Hội thử nghiệm lâm sàng tế bào gốc quốc tế.
Hình 2. Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc sau 5 năm xây dựng. (Màu xanh (xanh dương và xanh jean): đã xây dựng; màu vàng: đang xây dựng; màu đỏ: chưa thành lập).
Sự hình thành ngày càng rõ nét của Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc đã khẳng định chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển theo mức độ sẵn sàng công nghệ của Viện bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của Viện Tế bào gốc nói riêng và các đơn vị trong hệ sinh thái nói chung.
Phát triển hệ sinh thái với chiến lược chuyển giao công nghệ với giá trị 1.000 đồng
Làm sao tiếp tục phát triển hệ sinh thái tế bào gốc mà Viện Tế bào gốc đã xây dựng? Đó là câu hỏi tập thể lãnh đạo Viện luôn đặt lên hàng đầu. Sau khi phân tích nhiều chiến lược khác nhau, chúng tôi đã quyết định chọn chiến lược chuyển giao công nghệ với giá trị hợp đồng chỉ 1.000 đồng.
Tại sao như vậy? Trong cách làm truyền thống, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoảng đầu tư lớn để nhận chuyển giao công nghệ. Cách làm này mặc dù có thể thu được một nguồn tiền lớn từ doanh nghiệp cho đơn vị trong một thời gian ngắn; song ẩn chứa rất nhiều điểm bất lợi cho cả doanh nghiệp và cho Viện Tế bào gốc. Một số bất lợi như: (1) Các doanh nghiệp sẽ rất ngại để bỏ tiền mua một công nghệ trong khi công nghệ phát triển rất nhanh, (2) Việc chuyển giao này chỉ có thể một số doanh nghiệp lớn mới có đủ nguồn tài chính để quan tâm, các doanh nghiệp start-up gần như không đủ nguồn lực tài chính để mua những công nghệ này, (3) Rủi ro lớn cho các doanh nghiệp: việc thương mại hóa các sản phẩm tế bào gốc đòi hỏi rất nhiều thời gian và nhiều khó khăn, các doanh nghiệp rất khó phát triển các công nghệ thành sản phẩm khi không có sự đồng hành của Viện tế bào gốc, (4) Giá thành sản phẩm cao làm hạn chế người sử dụng: khi mua một công nghệ với giá trị lớn, các doanh nghiệp sẽ tính vào giá thành sẽ làm tăng đáng kể giá thành sản phẩm, (5) Sau khi chuyển giao các công nghệ (thường là độc quyền), Viện tế bào gốc sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng công nghệ này kể cả trong nước, cũng như phát triển các công nghệ mới tốt hơn công nghệ hiện có do xung đột về quyền lợi.
Hình thức chuyển giao công nghệ với giá trị 1000 đồng có nhiều lợi ích như: (1) Ghi nhận đầy đủ quyền sở hữu công nghệ, quyền tác giả của công nghệ là Viện Tế bào gốc, (2) Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt kích thích các doanh nghiệp start-up có thể tiếp nhận, khai thác công nghệ, (3) Các doanh nghiệp sẽ không phải mất một lượng tiền lớn khi công nghệ không tốt, (4) Viện Tế bào gốc luôn đồng hành với doanh nghiệp trong suốt vòng đời công nghệ, (5) Các doanh nghiệp luôn được cập nhật công nghệ mới nhất khi Viện phát triển các công nghệ mới để thay thế hay nâng cấp công nghệ hiện có.
Viện Tế bào gốc sẽ có thu nhập từ đâu? Để thực hiện việc chuyển giao công nghệ với giá trị 1000 đồng, Viện Tế bào gốc sẽ đảm bảo quyền lợi nhóm nghiên cứu và quyền lợi của Viện thông qua 2 nguyên tắc: (1) nhóm tác giả của công trình sẽ được nhận 10% lợi nhuận khi công nghệ được thương mại hóa và được nhận trực tiếp từ đơn vị nhận công nghệ, (2) các công nghệ được phát triển thành các bí quyết công nghệ thông qua các sản phẩm là vật tư, dụng cụ, hóa chất, kit… tiêu hao mà đơn vị sử dụng công nghệ phải mua để thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ nhận chuyển giao từ Viện. Bằng cách này, Viện đã đồng hành với các doanh nghiệp, Viện chỉ có quyền lợi khi các doanh nghiệp có quyền lợi từ việc khai thác công nghệ của Viện. Các tác giả chỉ có quyền lợi khi công nghệ do họ nghiên cứu thật sự tốt và có thể mang lại giá trị kinh tế.
Những vấn đề này đã tạo nên một sức mạnh to lớn cho việc lôi kéo các doanh nghiệp sẵn sàng bước chân vào một hướng mới – hướng công nghệ tế bào gốc, và đặc biệt thúc đẩy việc nghiên cứu thật, kết quả thật và giá trị thật của một nghiên cứu.
Duy trì sự bền vững của hệ sinh thái tế bào gốc
Để duy trì sự bền vững của hệ sinh thái, Viện Tế bào gốc đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sự bền vững này thông qua việc thực hiện các hoạt động quan trọng sau:
Tập huấn cập nhật kiến thức, công nghệ mới định kì cho các thành viên trong hệ sinh thái: đây là việc làm quan trọng mà Viện Tế bào gốc đã thực hiện trong nhiều năm qua. Lạc hậu công nghệ là một vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp vì nó làm giảm sức cạnh tranh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Là đơn vị khởi sự cho hệ sinh thái tế bào gốc, Viện Tế bào gốc luôn là đơn vị tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ mới, kể cả “vá lỗi” công nghệ, và tập huấn, cập nhật toàn bộ những công nghệ mới này cho tất cả các doanh nghiệp là thành viên của hệ sinh thái của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp luôn yên tâm để hợp tác với Viện Tế bào gốc.
Xây dựng sự nhận diện: để bảo vệ các thành viên trong hệ sinh thái của mình Viện Tế bào gốc phát triển mạng lưới tế bào gốc trong hệ sinh thái của mình, mà ở đó giúp bệnh nhân, khách hàng có thể nhận diện được những đơn vị nào đang sử dụng công nghệ tế bào gốc do Viện chuyển giao. Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam (VNSCN) là một kết quả của hoạt động này.
Kiểm chuẩn cho sản phẩm và công nghệ: để đảm bảo việc thực hành, khai thác công nghệ tại các doanh nghiệp là đúng và chuẩn. Viện Tế bào gốc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO17025 để trở thành đơn vị kiểm chuẩn ngoài cho các thành viên trong hệ sinh thái của mình. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp thực hành khai thác tốt công nghệ mà góp phần đáng kể trong việc đảm bảo chất lượng mang lại thương hiệu cho các công nghệ do Viện nghiên cứu, phát triển và chuyển giao.
Kết luận
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm để phục vụ cho cuộc sống là một chuỗi các hoạt động để chuyển các khám phá, phát minh thành các giá trị mà con người có thể sử dụng và phục vụ cho cộng đồng. Trong năm năm qua, trong bối cảnh rất khó khăn để phát triển một ngành khoa học công nghệ mới, khó, Viện tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã bước đầu đưa các nghiên cứu về tế bào gốc trong phòng thí nghiệm đến bệnh viện và đến bệnh nhân. Hàng nghìn bệnh nhân đã được cứu chữa bằng các công nghệ do Viện tế bào gốc phát triển là minh chứng rõ ràng nhất cho một chiến lược phát triển phù hợp – đó là chiến lược xây dựng hệ sinh thái tế bào gốc của Viện. Sau 5 năm, xuất thân là một phòng thí nghiệm mà tập trung chính trong công tác đào tạo và nghiên cứu phục vụ đào tạo, Viện tế bào gốc đã xây dựng thành công hệ sinh thái tế bào gốc của riêng mình với hàng chục đơn vị tham gia trong hệ sinh thái này. Với cách làm này, Viện tế bào gốc luôn đặt niềm tin về sự phát triển bền vững của một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho tế bào gốc Việt Nam, mang lại không chỉ giá trị cho những thành viên trong hệ sinh thái mà quan trọng hơn là mang những giá trị của tế bào gốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh.
PGS.TS. Phạm Văn Phúc
Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM
VIỆN TẾ BÀO GỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM VINH DỰ NHẬN ĐƯỢC BẰNG KHEN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỚI THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016-2020
Chúc mừng Viện Tế Bào Gốc, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Nuôi cấy tế bào động vật là một kỹ thuật quan trong và được sử dụng rộng rãi trong cả nghiên cứu hàn lâm lẫn nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệm, lâm sàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học các kỹ thuật nuôi cấy, trung tâm sẽ mở chương trình hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên khi đăng ký tham gia học lớp nuôi cấy tế bào động vật cơ bản (Mã: CCB) theo nhóm. Chương trình chi tiết như sau:
I. Đối với học sinh, sinh viên từ hệ thống ĐHQG TP.HCM:
Đăng ký theo nhóm 2 người giảm 10%
Đăng ký theo nhóm 3 người giảm 15%
Đăng ký theo nhóm 4 người giảm 20%
Đăng ký theo nhóm 5 người giảm 25%
II. Đối với các học viên là sinh viên các trường không thuộc hệ thống DHQG TP HCM:
Đăng ký theo nhóm 2 người giảm 5%
Đăng ký theo nhóm 3 người giảm 10%
Đăng ký theo nhóm 4 người giảm 15%
Đăng ký theo nhóm 5 người giảm 20%
**Chương trình hỗ trợ học phí cho khóa nuôi cấy tế bào cơ bản (Mã: CCB) sẽ được mở khi lớp đủ 05 học viên đăng ký.
Lịch khai giảng: Nuôi cấy tế bào cơ bản và nâng cao khóa 2 sẽ được khai giảng vào ngày 16.11.2020.
Đăng ký ngay trước ngày 02.11.2020 dể nhận được tư vấn.
Sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh Covid-19 không còn là ý tưởng mới. Đến hôm nay đã có 69 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc điều trị Covid-19 đăng kí trên trang clinicaltrials.gov. Vậy các công nghệ của Viện Tế bào gốc nghiên cứu, phát triển có thể ứng dụng trong quy trình điều trị Covid-19 không? Bài phân tích của PGS.TS. Phạm Văn Phúc và TS. Vũ Bích Ngọc mới đây được xuất bản trên Tạp chí World Journal of Stem Cells nêu quan điểm về việc sử dụng tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn người trong điều trị Covid-19, đặc biệt là sử dụng công nghệ off-the-shelf mà Viện Tế bào gốc đã phát triển (Công nghệ Modulatist).
Tên đầy đủ của bài báo là: Off-the-shelf mesenchymal stem cells from human umbilical cord tissue can significantly improve symptoms in coronavirus disease-2019patients: An analysis of evidential relations
Chúng tôi lượt trích một số ý của bài viết dưới đây:
Tương tự các bệnh lý do nhiễm virut khác, các tế bào nhiễm virut SARS-CoV-2 cũng bị nhận diện và tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân. Khi nhiều cơ quan bị nhiễm virut, hệ miễn dịch sẽ tấn công để tiêu diệt virut và các tế bào nhiễm virut thông qua việc hoạt hóa hàng loạt tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào diệt tự nhiên, mà giải phóng hàng loạt các yếu tố viêm. Việc giải phóng hàng loạt yếu tố viêm như IL-2, IL-6, IL-7, GCSF, TNF alpha… gọi là bão cytokine. Những cytokine này đồng thời tác động lên tế bào nhiễm virut và kể cả tế bào bình thường trong cơ thể (tế bào không nhiễm virut) gây nên các tình trạng nghiêm trọng như phù nề, suy chức năng hô hấp, tổn thương thận…
Vậy tế bào gốc trung mô điều trị Covid-19 bằng cách nào? Hiện nay có 3 giả thuyết cho cơ chế điều trị bằng tế bào gốc trung mô trên bệnh nhân Covid-19:
Tác động trực tiếp lên virut SARS-CoV-2
Chưa có nghiên cứu nào công bố rằng tế bào gốc trung mô có thể tiêu diệt virut SARS-CoV-2; nhưng một số báo cáo đã cho thấy tác động của tế bào gốc trung mô lên vi khuẩn và virut. Có một báo cáo cho thấy dịch tiết từ tế bào gốc trung mô có thể ức chế sự nhân lên của virut HBV và HCV
Tác động lên hệ miễn dịch của bệnh nhân
Với khả năng điều biến miễn dịch mạnh, tế bào gốc trung mô có thể ức chế các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố viêm, ức chế quá trình hoạt hóa tế bào T. Một nghiên cứu tại Trung Quốc, Leng và cộng sự đã điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng tế bào gốc trung mô cho thấy rằng việc ghép tế bào gốc đã làm giảm CRP và TNF-alpha.
Kích thích hàng gắn tổn thương
Dưới tác động của các yếu tố viêm, hàng loạt tế bào trong cơ thể bị tổn thương. Tế bào gốc trung mô đã được chứng minh là có thể phục hồi các tổn thương hiệu quả nhờ vào việc tiết ra các yếu tố kích thích tăng trưởng.
Công nghệ thuốc tế bào gốc Modulatist của Viện Tế bào gốc là thích hợp sử dụng trong quy trình điều trị Covid-19
Modulatist được chứng minh là có tác động điều biến miễn dịch mạnh mẽ hơn so với các tế bào gốc trung mô thu từ mô mỡ và tủy xương. Quan trọng hơn, các tế bào gốc trung mô đồng loài thu từ dây rốn (Modulatist) đã được sử dụng hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong một nghiên cứu trước của nhóm của Viện Tế bào gốc với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Sử dụng sản phẩm thuốc tế bào gốc Modulatist nên như thế nào?
Về mặt lâm sàng, bệnh nhân Covid-19 có thể có 2 giai đoạn bệnh dựa vào đáp ứng miễn dịch đối với virut Sars-CoV-2. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh mà hệ miễn dịch của bệnh nhân cố gắng loại bỏ virut. Giai đoạn 2 là giai đoạn mà hệ miễn dịch bệnh nhân thất bại quá trình loại bỏ virut. Ở giai đoạn đầu, một số chiến lược tăng cường hệ miễn dịch bệnh nhân có thể áp dụng. Do đó, việc ghép tế bào gốc trung mô nên tiến hành ở giai đoạn 2.
Bài viết này chỉ nêu lên quan điểm của tác giả trong việc sử dụng tế bào gốc trung mô off-the-shelf để điều trị Covid-19 dựa trên các chứng cứ khoa học hiện có. Bài viết này không phải là kết quả từ nghiên cứu điều trị Covid-19.