Category: Bản tin

Các tin tức cập nhật của Viện Tế bào gốc.

  • KHOA HUYẾT HỌC, BỆNH VIỆN CHỢ RẪY VÀ VIỆN TẾ BÀO GỐC TRAO ĐỔI HỢP TÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC VÀ TẾ BÀO MIỄN DỊCH

    KHOA HUYẾT HỌC, BỆNH VIỆN CHỢ RẪY VÀ VIỆN TẾ BÀO GỐC TRAO ĐỔI HỢP TÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC VÀ TẾ BÀO MIỄN DỊCH

    Chiều ngày 10.10.2023, Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM và Khoa huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có buổi trao đổi về các công nghệ trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng tế bào tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

    Buổi làm việc diễn ra tại Khoa huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự tham gia của lãnh đạo từ 2 bên. Tiếp đoàn, về phía Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, có sự tham gia của TS.BS. Trần Thanh Tùng – Trưởng Khoa Huyết học, BS.CKII Bùi Lê Cường – Phó trưởng Khoa Huyết học, cùng nhiều bác sĩ thuộc khoa. Về phía Viện Tế bào gốc, có PGS. TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc cùng với PGS. TS Vũ Bích Ngọc – Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất thực nghiệm, TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế, Ông Hoàng Nguyễn Công Trình – Trưởng phòng Quản trị Kinh doanh, Ông Nguyễn Trọng Hòa – Trưởng phòng Kinh doanh và Marketing và Ông Đỗ Minh Nghĩa – Phó trưởng phòng Kinh doanh và Marketing.

    Hình 1. Đại diện Viện Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN, ĐHQG Tp.HCM và Khoa huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy tại buổi làm việc.

    Tại buổi trao đổi, PGS. TS. Phạm Văn Phúc đã giới thiệu về nhãn hàng Regenmedlab (một nhãn hàng của Viện Tế bào gốc) với các công nghệ đột phá, độc đáo và vượt trội đã hợp tác với hàng chục đơn vị trong và ngoài nước. Nhãn hàng Regenmedlab đi đầu về công nghệ nuôi cấy, lưu trữ và bảo quản tế bào gốc, tế bào miễn dịch đạt chuẩn ISO 13485:2016. Đặc biệt, PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã nhấn mạnh những đột phá trong công nghệ của Regenmedlab có thể cải tiến và tháo gỡ các vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất tế bào gốc và tế bào miễn dịch ở quy mô lớn mà giúp bệnh viện có thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh bằng tế bào của người bệnh. Ngoài ra, PGS.TS Phạm Văn Phúc còn đề xuất các phương án hợp tác cụ thể và toàn diện giữa hai bên nhằm ứng dụng các công nghệ của Regenmedlab trong điều trị ung thư và nhiều loại bệnh khác tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian sớm nhất.

    Hình 2. PGS.TS Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM và TS.BS.Trần Thanh Tùng – Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy trong buổi làm việc.

    TS.BS. Trần Thanh Tùng và các thành viên của khoa huyết học rất quan tâm các công nghệ của Viện Tế bào gốc, đặc biệt quan tâm đến công nghệ sản xuất tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư.

    Tin và ảnh: Phòng Kinh Doanh và Marketing

  • THƯ MỜI BÁO GIÁ (lần 3) Gói thầu mua sắm hóa chất phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất

    THƯ MỜI BÁO GIÁ (lần 3) Gói thầu mua sắm hóa chất phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất

    THƯ MỜI BÁO GIÁ (lần 3)

    Gói thầu mua sắm hóa chất phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất

    Kính gửi: các Quý nhà thầu

    Căn cứ Quyết định số 890/QĐ-KHTN ngày 12/06/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM về việc thành lập Viện Tế bào gốc;

    Căn cứ vào Quyết định số 1735/QĐ-KHTN, ngày 31/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM về việc phê duyệt Quy chế Tổ chức và Hoạt động Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;

    Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội;

    Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

    Đến 16:30 ngày 18/9/2023, Viện Tế bào gốc chỉ nhận được 01 báo giá của  một đơn vị. Vì vậy, Viện Tế bào gốc kính đề các Quý nhà thầu tiếp tục gửi báo giá (lần 3) theo phụ lục chi tiết đính kèm.

    Viện Tế bào gốc đề nghị các Quý nhà thầu gửi báo giá theo phụ lục chi tiết kèm theo

    Mục đích báo giá: làm cơ sở xây dựng dự toán, kinh phí mua sắm

    Thời hạn nhận báo giá đến: 16:30 ngày 30/9/2023

    Yêu cầu báo giá:

    • 01 bản chính bằng tiếng Việt
    • Báo giá đã bao gồm các loại thuế, phí, chi phí vận chuyển, lệ phí (nếu có)… bên mua không phải trả bất kỳ chi phí nào thêm
    • Chất lượng hàng hóa mới 100%
    • Hàng hóa bàn giao tại đơn vị sử dụng
    • Hiệu lực báo giá: 60 ngày kể từ ngày ký
    • Bảo hành (đối với trang thiết bị): theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (……tháng)
    • Hình thức gửi báo giá: bản cứng và bản mềm PDF (bản đã đóng dấu)


    Địa điểm gửi báo giá:

    • Bản gốc tại: Phòng Cung ứng hóa chất và vật tư – Viện Tế bào gốc
    • Bản sao PDF tại địa chỉ email: cungung@sci.edu.vn

    Địa chỉ cơ quan: Tòa nhà B2-3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM

    Chân thành cảm ơn.

  • THƯ MỜI BÁO GIÁ Gói thầu Mua sắm hóa chất vật tư phục vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ

    THƯ MỜI BÁO GIÁ Gói thầu Mua sắm hóa chất vật tư phục vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ

    THƯ MỜI BÁO GIÁ

    Gói thầu Mua sắm hóa chất vật tư phục vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ

    Kính gửi: các Quý nhà thầu

    Căn cứ Quyết định số 890/QĐ-KHTN ngày 12/06/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM về việc thành lập Viện Tế bào gốc;

    Căn cứ vào Quyết định số 1735/QĐ-KHTN, ngày 31/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM về việc phê duyệt Quy chế Tổ chức và Hoạt động Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;

    Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội;

    Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

    Viện Tế bào gốc đề nghị các Quý nhà thầu gửi báo giá theo phụ lục chi tiết kèm theo

    Mục đích báo giá: làm cơ sở xây dựng dự toán, kinh phí mua sắm

    Thời hạn nhận báo giá: 16:30 ngày 30/9/2023

    Yêu cầu báo giá:

    • 01 bản chính bằng tiếng Việt
    • Báo giá đã bao gồm các loại thuế, phí, chi phí vận chuyển, lệ phí (nếu có)… bên mua không phải trả bất kỳ chi phí nào thêm
    • Chất lượng hàng hóa mới 100%
    • Hàng hóa bàn giao tại đơn vị sử dụng
    • Hiệu lực báo giá: 60 ngày kể từ ngày ký
    • Bảo hành (đối với trang thiết bị): theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (……tháng)
    • Hình thức gửi báo giá: bản cứng và bản mềm PDF (bản đã đóng dấu)

    Địa điểm gửi báo giá:

    • Bản gốc tại: Phòng hóa chất và vật tư – Viện Tế bào gốc
    • Bản sao PDF tại địa chỉ email: cungung@sci.edu.vn

    Địa chỉ cơ quan: Tòa nhà B2-3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM

    Chân thành cảm ơn.

  • THÔNG BÁO SỐ 1: CHÍNH THỨC NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÍ DỰ THI CUỘC THI SÁNG TẠO TẾ BÀO GỐC – STEM CELL INNOVATION LẦN 8 – 2023

    THÔNG BÁO SỐ 1: CHÍNH THỨC NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÍ DỰ THI CUỘC THI SÁNG TẠO TẾ BÀO GỐC – STEM CELL INNOVATION LẦN 8 – 2023

    Cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc Stem Cell Innovation lần 8 – 2023 chính thức nhận hồ sơ đăng kí dự thi từ ngày 15/09/2023 đến 15/10/2023

    Cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc Stem Cell Innovation được tổ chức thường niên bởi Viện Tế bào gốc và PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM với mục đích tạo ra sân chơi học tập và nghiên cứu cho tất cả học sinh, sinh viên và học viên cao học yêu thích lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học và nông nghiệp, các lĩnh vực có liên quan đến tế bào, tế bào gốc trên người và động vật. Cuộc thi còn là sân chơi để kích thích khả năng sáng tạo để giải quyết các vấn đề về sinh học ứng dụng và y dược đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

    Trong năm nay, Cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc Stem Cell Innovation lần 8 đã chính thức nhận hồ sơ đăng kí dự thi từ các đội trên toàn quốc. Với chủ đề ““To INFINITY and beyond!” (Đến vô cùng và xa hơn nữa)Chúng tôi mong muốncác đội thi được tự do lựa chọn đối tượng nghiên cứu, hay phương pháp tiếp cận; tuy nhiên, ý tưởng sáng tạo của đội cần đưa ra những phương án, giải pháp… nhằm giải quyết các thách thức và vấn đề phổ biến nhất trong xã hội hiện tại như sức khoẻ con người, y tế, thực phẩm, thuốc…

    Tại cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc Stem Cell Innovation lần 8, chúng tôi chia các đội thi thành 2 bảng:

    • Bảng Tế bào gốc: dành cho nhóm đối tượng là học sinh THPT và sinh viên năm 1.
    • Bảng Tế bào trưởng thành: dành cho nhóm đối tượng là sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 và học viên cao học các trường đại học, cao đẳng.

    Với cách chia bảng đổi mới, chúng tôi mong muốn mang lại nhiều cơ hội và sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các đội thi.

    Cuộc thi Sáng tạo Tế bào gốc Stem Cell Innovation lần 8 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 150 triệu đồng và nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu khoa học dành cho các đội thi. Trong đó, hệ thống giải thưởng chính của cuộc thi bao gồm 01 giải nhất 20.000.000 VNĐ và Khóa đào tạo nuôi cấy tế bào gốc, 01 giải nhì: 10.000.000 VNĐ và Khóa đào tạo nuôi cấy tế bào động vật, 01 giải ba: 5.000.000 VNĐ và Khóa đào tạo nuôi cấy tế bào động vật, 07 giải khuyến khích: các đội còn lại: 1.000.000 VNĐ/đội và voucher giảm 50% khóa đào tạo được lựa chọn do Trung tâm Đào tạo Y sinh, Viện Tế bào gốc tổ chức.

    THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CUỘC THI:

    Hãy nhanh tay đăng kí dự thi ngay, ý tưởng của bạn có thể là Ý tưởng sáng tạo Tế bào gốc lần 8 – 2023


    BAN TỔ CHỨC CUỘC THI SÁNG TẠO TẾ BÀO GỐC STEM CELL INNOVATION

  • VINH DỰ CHÀO MỪNG PHÓ THỦ TƯỚNG THĂM VIỆN TẾ BÀO GỐC

    VINH DỰ CHÀO MỪNG PHÓ THỦ TƯỚNG THĂM VIỆN TẾ BÀO GỐC

    Sáng ngày 6/9/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Chính phủ thăm Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM. Hoạt động nằm trong chương trình làm việc của Phó thủ tướng với Đại học Quốc gia Tp.HCM.

    Đại diện Viện Tế bào gốc, PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc chào mừng Phó Thủ tướng và đoàn công tác đến thăm viện. Sau đó, PGS.TS Phạm Văn Phúc đã trình bày một số điểm vượt trội của công nghệ tế bào gốc và công nghệ phân tách huyết tương giàu tiểu cầu của viện. Nhiều công nghệ của Viện Tế bào gốc đã được chuyển giao cho các bệnh viện, viện thẩm mĩ trên toàn quốc trong điều trị các bệnh xương khớp và cả trong thẩm mĩ.

    Hình: PGS.TS Phạm Văn Phúc (người ngoài cùng bên trái) giới thiệu về công nghệ phân tách huyết tương giàu tiểu cầu trong sản phẩm 5PRP Kit với Phó Thủ tướng (người thứ hai bên phải) và đoàn công tác.

    Phó Thủ tướng đánh giá cao các công nghệ mà viện đã nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm qua. Ông nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà còn tiêu chuẩn của quốc tế và khuyến khích phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ.

    Chuyến thăm là cơ hội đặc biệt để Viện Tế bào gốc trình bày về những thành tựu mà tập thể Viện đã nỗ lực đạt được trong thời gian vừa qua với Phó thủ tướng và đoàn làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc và động lực để phấn đấu đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai.

    Một số hình ảnh của buổi thăm:

    Tin và ảnh: Hồng Phúc

    Phòng TTTT&TCSK

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC KÍ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC (MOU) VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT – ANH (VNUK), ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

    VIỆN TẾ BÀO GỐC KÍ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC (MOU) VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT – ANH (VNUK), ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

    Chiều ngày 7/9/2023, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng đã thực hiện kí kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm đẩy mạnh các chương trình hợp tác nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

    Lễ kí kết có sự tham gia của TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, Viện trưởng cùng các thành viên đoàn làm việc của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng và PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng cùng các thành viên đoàn làm việc của Viện Tế bào gốc.

    Hình 1: Viện Tế bào gốc (ảnh bên trái) và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (ảnh bên phải) thảo luận về các nội dung liên quan nhằm đẩy mạnh chương trình hợp tác

    Phát biểu tại buổi kí kết, PGS.TS Phạm Văn Phúc trình bày về quá trình và phát triển của Viện Tế bào gốc và kỳ vọng về sự hợp tác giữa hai đơn vị sẽ nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực sinh học – công nghệ sinh học nói chung và đặc biệt là tế bào gốc. TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương cũng kì vọng sau buổi kí kết hai đơn vị sẽ cùng phát triển hợp tác học thuật và giáo dục cũng như thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên

    Hình 2: Viện Tế bào gốc và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng chính thức kí biên bản ghi nhớ hợp tác

    Sau quá trình trao đổi, hai đơn vị thống nhất các nội dung biên bản hợp tác được kí kết như sau:

    • Khai thác tiềm năng về cơ sở hạ tầng, nhân sự, kinh nghiệm của hai bên.
    • Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, sinh viên hai bên.
    • Quảng bá hình ảnh hai bên trước công chúng nhằm khuyến khích sự tăng trưởng lâu dài, ổn định và bền vững.

    Lễ kí kết MOU với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng đã mở ra cơ hội học tập, nghiên cứu giữa hai đơn vị, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng

    Tin và ảnh: Hồng Phúc

    Phòng TTTT&TCSK Viện Tế bào gốc

  • Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc tổ chức tham quan Phan Thiết, Bình Thuận

    Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc tổ chức tham quan Phan Thiết, Bình Thuận

    Sáng ngày 24/08/2023, Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc đã tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng cho Công Đoàn viên, Người lao động của Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM tại Phan Thiết, Bình Thuận.

    Nhằm động viên, khuyến khích tinh thần cho tập thể cán bộ, viên chức và người lao động của Viện, Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc đã tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng tại Resort Cà Ty, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận. Chuyến đi được hưởng ứng tích cực của nhiều Người lao động của Viện.

    Trong chuyến nghỉ dưỡng, Người lao động đã tham gia hoạt động Về nguồn ý nghĩa. Trường Dục Thanh_ nơi chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành 20 tuổi trở thành thầy giáo trẻ nhất nơi đây là địa điểm của hoạt động Về nguồn này.

    Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc tổ chức tham quan trường Dục Thanh

    Bên cạnh đó, Công Đoàn viên, Người lao động đã tham quan nhiều địa điểm hấp dẫn của Bình Thuận như bãi tắm bùn khoáng, tháp Poshanư… Đặc biệt, buổi tiệc gala tối ngày 25/8/2023 tạo nên điểm nhấn thú vị cho chuyến đi khi mọi người được dùng tiệc thân mật và ca hát cùng nhau. Trong buổi tiệc, ban tổ chức đã bất ngờ chúc mừng sinh nhật các Công Đoàn viên trong tháng 8.

    Chuyến đi kết thúc tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng trong lòng mỗi Người lao động.

    Một số hình ảnh chuyến du lịch:

    Phòng TTTT&TCSK

  • SCI Marathon 2023: Chúng tôi chạy, còn bạn?

    SCI Marathon 2023: Chúng tôi chạy, còn bạn?

    Giải chạy SCI Marathon 2023 lần đầu tiên được tổ chức bởi Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM diễn ra ngày 22/08/2023 tại Viện Tế bào gốc.

    Chạy bộ là một hình thức tập luyện hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nó giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, chạy bộ giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress và cải thiện tâm trạng. Chạy bộ cùng nhóm bạn sẽ giúp xây dựng tinh thần đồng đội, tăng cường tình bạn và tạo ra một môi trường tích cực. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn đòi hỏi sức khỏe tốt và tinh thần tích cực nhất. Chính vì thế, giải chạy SCI Marathon 2023 được Công Đoàn bộ phận Viện Tế bào gốc tổ chức, nằm trong chuỗi hoạt động tăng cường đoàn kết nội bộ của Viện Tế bào gốc với mục đích rèn luyện sức khỏe và nâng cao tinh thần đồng đội của các nhân sự, sinh viên, học viên đang học tập và làm việc tại Viện Tế bào gốc.

    Hình 1: Bộ Race Kit của giải SCI Marathon 2023.

    SCI Marathon 2023 đã thu hút rất nhiều vận động viên tìm hiểu và tham gia vào cả ba cự li: 5 km, 10 km và 21 km. Các vận động viên là những cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên và nghiên cứu sinh đã tham gia để có cơ hội giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đặc biệt, nhiều vận động viên là người chưa từng biết đến kĩ thuật chạy marathon và chỉ có thể chạy trong cự li rất ngắn. Ban tổ chức giải chạy đã triển khai các buổi huấn luyện để cùng nhau nâng cao thể lực và kĩ thuật cho các vận động viên vào thứ 5 hàng tuần.

    Hình 2: Các vận động viên tham gia giải chạy.

    Chúng tôi chạy là để tập luyện tốt cho sức khỏe, chúng tôi chạy để rèn luyện ý chí và kiên trì, chúng tôi chạy là để chinh phục các mục tiêu mới. Chúng tôi chạy, còn bạn thì sao?

    Tin và ảnh: Phòng TTTT&TCSK

  • THÔNG BÁO v/v nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

    THÔNG BÁO v/v nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

    Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM thông báo việc nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 như sau: Viên chức và người lao động Viện nghỉ từ thứ Sáu, ngày 01/9/2023 đến hết thứ Hai, ngày 04/9/2023. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ Lễ, 01 ngày nghỉ hàng tuần và 01 ngày nghỉ bù theo quy định.

    Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM đề nghị các đơn vị có kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy – chữa cháy và bảo vệ tài sản cơ quan. Những trường hợp làm việc trong ngày lễ, đề nghị đăng kí danh sách cho phòng Tổ chức Hành chính và Công tác sinh viên.

    Trân trọng kính báo./.

  • Lãnh đạo Đại học Huế tham quan Viện Tế bào gốc

    Lãnh đạo Đại học Huế tham quan Viện Tế bào gốc

    Chiều ngày 17/8/2023, đoàn làm việc của Đại học Huế do PGS.TS Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế làm trưởng đoàn đến tham quan Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM trong khuôn khổ buổi làm việc với Đại học Quốc gia Tp.HCM.

    Tại buổi tham quan, Đoàn đã được PGS. TS Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện  Tế bào gốc trình bày giới thiệu về quá trình xây dựng, hoạt động và những kết quả nổi bật của Viện trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ về tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

    Ảnh 1: PGS.TS Phạm Văn Phúc (ở giữa, cầm sản phẩm) giới thiệu về công trình nghiên cứu phát triển sản phẩm Cartilatist để ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối và thoái hóa đĩa đệm cột sống

    Viện Tế bào gốc tập trung phát triển 4 nhãn hàng chính bao gồm Regenmedlab (Vật tư y tế), Cellatist (Thuốc tế bào gốc), Dermaloka (Mĩ phẩm), Stemfood (Thực phẩm chức năng). Trong đó Regenmedlab là nhãn hàng có nhiều sản phẩm chủ lực đã được đăng kí lưu hành ở thị trường Việt Nam như sản phẩm môi trường nuôi cấy tế bào gốc, môi trường bảo quản tế bào gốc, môi trường biến đổi tế bào gốc và bộ dung cụ phân tách huyết tương giàu tiểu cầu.

    Ảnh 2: Đoàn làm việc của Đại học Huế được PGS.TS. Phạm Văn Phúc giới thiệu về nhãn hàng Regenmedlab của Viện Tế bào gốc.

    Trong buổi tham quan, PGS.TS Phạm Văn Phúc cũng chia sẻ về quá trình đi từ nghiên cứu đến thử nghiệm lâm sàng và thương mại sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của Đoàn tham quan. Theo PGS. TS Phúc, để đạt được những thành tựu nổi bật trong quá trình thương mại sản phẩm cần đảm bảo nhiều yếu tố nhưng quan trọng phải đảm bảo 3 yếu tố chính, bao gồm: (1) đúng pháp luật hiện hành, (2) sự đột phá đổi mới sáng tạo của sản phẩm và (3) nắm vững về sở hữu trí tuệ.

    Hình 3: Đoàn làm việc Đại học Huế chụp ảnh lưu niệm tại Viện Tế bào gốc.

    Tin và ảnh: Phòng TTTT&TCSK