Sáng ngày 14 tháng 06 năm 2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM và Công ty BD LifeScience đã tổ chức Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác lần 2 giữa hai đơn vị và Hội thảo với nội dung đề cập đến những điểm mới trong ứng dụng Flow Cytometry trong nghiên cứu tế bào và tế bào gốc. Sự kiện thu hút nhiều khách tham dự và hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
Lễ ký kết và Hội thảo vinh dự được đón tiếp nhiều quý vị đại biểu như PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện Trưởng Viện Tế bào gốc; Mr. Leslie Yap, Business Director, Life Science South East Asia; Bà Hồ Thị Uyên Khương, Country Business Director, BD Rep Office in VN; Miss. Madeline Lim, Clinical Marketing Manager, BDBiosciences, SEA; Bà Trần Hồng Bảo Quyên, Segment Marketing Leader, Life Sciences VN; Trương Xuân Đại, Segment Sales Leader, Life Sciences VN.
Buổi Hội thảo cập nhật các ứng dụng flow cytometry trong nghiên cứu tế bào và tế bào gốc cũng vinh dự khi nhận được sự góp mặt của các báo cáo viên nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng FCM trong nhiều lĩnh vực như PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện Trưởng Viện Tế bào gốc; ThS Lê Đình Huấn Chuyên viên quản lý ứng dụng BD LifeScience Việt Nam; ThS Đặng Châu Ngô Hoàng, Kĩ thuật viên trưởng – Trung tâm thao tác tế bào, Đơn vị Tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Buổi hội thảo đã cung cấp cho người tham dự những thông tin mới, hữu ích cho quý vị về ứng dụng FCM trong nghiên cứu tế bào và tế bào gốc và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ quý khách tham dự.
Kính gửi Quý thầy/cô, anh/chị cán bộ, cựu cán bộ, học viên, cựu học viên, sinh viên, cựu sinh viên,
Ban tổ chức chương trình Kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Viện Tế bào gốc (12/06/2017-12/06/2024) trân trọng kính mời Quý thầy/cô, anh/chị cán bộ, cựu cán bộ, học viên, cựu học viên, sinh viên, cựu sinh viên đến tham dự chương trình Họp mặt nhân dịp 7 năm thành lập Viện Tế bào gốc với chủ đề “khát vọng vươn xa” để có thể cùng nhau nhìn lại hành trình đã qua và mở ra những bước phát triển mới trong thời gian sắp tới. Thông tin về buổi họp mặt như sau: 1. Thời gian Ngày 12 tháng 06 năm 2024 – 8h00 – 9h00: chụp ảnh – 9h00 – 10h30: Họp mặt 2. Địa điểm – Hội trường Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học tự nhiên cơ sở Linh Trung 3. Trang phục – Lễ phục viện 4. Chương trình chi tiết
8h – 9h: chụp ảnh, đón tiếp khách mời
9h – 9h15: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
9h15 – 9h30: Phát biểu của Viện trưởng về quá trình hoạt động của Viện Tế bào gốc trong giai đoạn vừa qua và định hướng phát triển trong thời gian sắp tới
9h30 – 9h45: Phát biểu của thầy Phan Kim Ngọc
9h45 – 10h: Ra mắt câu lạc bộ cầu lông và báo cáo giải cầu lông truyền thống lần 1 – 2024
10h00 – 10h5: Văn nghệ
10h5 – 10h20: Thổi nến, cắt bánh, trao quà cho chương trình thứ 2 ấm áp.
10h20 – 10h25: phát biểu của nhân viên Viện
10h25- 10h30: Văn nghệ
10h30: Kết thúc
Trân trọng kính mời !
(Lưu ý: Quý thầy/cô, anh/chị cán bộ, cựu cán bộ, học viên, cựu học viên, sinh viên, cựu sinh viên vui lòng điền thông tin vào mẫu để BTC thực hiện công tác đón tiếp được chu đáo nhất, xin cảm ơn)
Stem Cell Summer là chương trình vì cộng đồng do Viện Tế bào gốc tổ chức dành cho đối tượng học sinh các trường THPT và sinh viên các trường Đại học nhằm tạo cơ hội được tham quan khu vực nghiên cứu, được tiếp cận và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y- sinh học, đặc biệt là lĩnh vực tế bào gốc cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Stem Cell Summer lần thứ 11 -2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 15/05/2024 đến 12/08/2024.
Thông qua hai hoạt động chính là “Stem Cell Summer Tour” và “Stem Cell Summer School”, học sinh, sinh viên tham gia có cơ hội được tham quan khu vực nghiên cứu, được tiếp cận và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y- sinh học, đặc biệt là lĩnh vực tế bào gốc.
Thời gian tổ chức chính thức: 15/05/2024đến 12/08/2024.
Stem Cell Summer Tour: 15/05/2024đến 30/06/2024.
Stem Cell Summer School: 15/05/2024 đến 12/08/2024.
Stem Cell Summer Tour là chương trình tham quan nhằm giới thiệu cho học sinh, sinh viên sơ lược về lịch sử hình thành, các hoạt động nghiên cứu và các sản phẩm nghiên cứu đã được ứng dụng của Viện Tế bào gốc và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.
Stem Cell Summer School là hoạt động thực tập hè giúp các học sinh và sinh viên có cơ hội trải nghiệm công việc học tập, nghiên cứu của một nhà khoa học trong vòng một tháng. Học sinh, sinh viên đăng kí theo hình thức cá nhân để có cơ hội tham gia học tập, nghiên cứu cùng các nhóm nghiên cứu của Viện Tế bào gốc và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc với các thí nghiệm trên tế bào hoặc động vật.
Sáng ngày 22 tháng 4 năm 2024, Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Công ty cổ phần VNCORD-DK đã chính thức diễn ra tại Viện Tế bào gốc. Sự kiện đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong quá trình hợp tác giữa hai đơn vị.
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động của mỗi bên, PGS.TS. Phạm Văn Phúc- Viện Trưởng – Viện tế bào gốc và Ông Đỗ Hữu Duy – Chủ tịch HĐQT – Công ty cổ phần đầu tư DK Group đã cùng kí vào bản ghi nhớ hợp tác trong liên kết đào tạo, nghiên cứu phát triển Công nghệ tế bào gốc. Theo đó, Viện Tế bào gốc chuyển giao Công nghệ phân lập, tăng sinh, bảo quản và hoạt hóa tế bào bào gốc; Công nghệ phân tích và đánh giá chất lượng tế bào gốc cho Công ty VNCORD-DK. VNCORD-DK cung cấp nguồn mô cho SCI để thực hiện hoạt động nghiên cứu và đạo tạo của Viện Tế bào gốc. Hai bên cùng hợp tác tổ chức các buổi hội thảo, workshop và các khoá đào tạo chuyên về tế bào gốc và các ứng dụng của tế bào gốc phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mỗi bên và phục vụ cộng đồng.
Đại diện hai bên đơn vị ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác: PGS.TS Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc (trái) Ông Đỗ Hữu Duy – Chủ tịch HĐQT- Công ty cổ phần đầu tư DK Group (phải)
Buổi lễ ký kết hợp tác được thực hiện dưới sự chứng kiến của cán bộ viên chức của cả hai đơn vị. Về phía Viện Tế bào gốc có sự tham gia của PGS.TS Vũ Bích Ngọc – Trưởng phòng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm; TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng phòng Trung tâm Nghiên cứu và phát triển; ThS. Nguyễn Trọng Hoà – Trưởng phòng Kinh doanh cùng toàn thể các bộ nhân viên của Viện. Về phía Công ty cổ phần VNCORD-DK có sự tham dự của BS.CKII. Nguyễn Bích Chi – Giám đốc điều hành Chi nhánh Ngân hàng mô VNCORD – Công ty cổ phần PKĐK Duy Khang, TS.BS. Bùi Võ Minh Hoàng – Trưởng LAB Ngân hàng Mô VNCORD – Công ty cổ phần PKĐK Duy Khang, TS. Nghiêm Xuân Đạt – Giám đốc điều hành Ngân hàng mô VNCORD – Công ty cổ phần PKĐK Duy Khang cùng các cán bộ nhân viên của Công ty.
Đại diện của hai đơn vị tham gia lễ ký kết hợp tácBS.CKII. Nguyễn Bích Chi – Giám đốc điều hành Chi nhánh Ngân hàng mô VNCORD-DK
Sự hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Công ty VNCORD-DK mang lại ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển giữa hai đơn vị, góp phần thực hiện sứ mạng phục vụ nhiều hơn nữa cho xã hội.
Sáng ngày 10/4/2024, Bệnh Thống Nhất đã tổ chức Lễ khai trương Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa. Trong buổi lễ, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM đã cùng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Sức khỏe và Lão hóa, Bệnh viện Thống Nhất.
PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất phát biểu trong buổi lễ(Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
Tại lễ khai trương, PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất khẳng định để giúp cho Bệnh viện phát triển mạnh, phát triển bền vững và có chiều sâu thì cùng với chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu khoa học là một trong 3 trụ cột quan trọng. Với 3 trụ cột quan trọng đó, Bệnh viện Thống Nhất đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa Bệnh viện trở thành bệnh viện lão khoa toàn diện hạng đặc biệt và đã thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa với nhiều ý nghĩa thiết thực.
Bằng sự hợp tác lần này, Viện Tế bào gốc cam kết sẽ cùng chung tay với mục tiêu đầy ý nghĩa của Bệnh viện Thống Nhất dựa trên tiềm lực sẵn có của hai đơn vị. Theo đó, về phía Viện Tế bào gốc sẽ chịu trách nhiệm chính trong thực hiện các nghiên cứu cơ bản và chuyển giao công nghệ liên quan đến tế bào; Cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và hỗ trợ chuyên gia, nhà khoa học về tế bào gốc cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo. Từ đó hướng đến mục tiêu chung, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học hữu ích từ ứng dụng của công nghệ tế bào, có giá trị ứng dụng vào trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều trị và phục hồi chức năng của người dân đặc biệt là người cao tuổi.
PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc (Trái) và PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Thống Nhất đại diện hai đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU)(Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc (Trái) và PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Thống Nhất đại diện hai đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU). (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
Tham dự sự kiện ngoài ra còn có PGS.TS. Vũ Hải Quân – Ủy viên BCHTW Đảng, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, TS. Lê Thanh Minh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, lãnh đạo các trường đại học, các bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cùng cán bộ chủ chốt của của Bệnh viện Thống Nhất.
Đại biểu tham dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa là đơn vị thuộc Bệnh viện Thống Nhất bao gồm 18 thành viên, chia thành 4 khối (văn phòng, khối y, khối dược và y học phân tử), do PGS.TS. Lê Đình Thanh làm Viện trưởng; các viện phó gồm: PGS.TS. Hồ Thượng Dũng và PGS.TS. Võ Thành Toàn.
Ban lãnh đạo khánh thành Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Sức khỏe và Lão hóa, Bệnh viện Thống Nhất.(Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
Chương trình SCI Stem Cell Talks 2024 chính thức khởi động với số đầu tiên của hoạt động SCI STEM CELL COURSES (Bài giảng tế bào gốc) diễn ra vào 20h đến 21h các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 13/04/2024
Chủ đề thứ nhất của SCI Stem Cell Courses là “Đại cương về tế bào gốc” với nội dung là các kiến thức về tế bào gốc, các loại tế bào gốc, và hiện trạng ứng dụng tế bào gốc hiện nay trên các nhóm bệnh lý phổ biến như cơ xương khớp, bệnh lý về máu, tự miễn, đái tháo đường, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư,… Đặc biệt chủ đề này còn giúp người tham gia tìm hiểu về các nguyên lý ứng dụng tế bào gốc trong các lĩnh vực khác nhau: thẫm mỹ, điều trị phục hồi chức năng, sản xuất thực phẩm và yếu tốt cốt lõi về công nghệ tế bào gốc.
Nội dung của chủ đề “Đại cương về tế bào gốc” được phân bổ trong 20 buổi học, mỗi buổi học gồm 2 phần: Bài giảng kiến thức trong 45 phút. Trao đổi thảo luận trực tiếp với giảng viên trong 15p. *Mỗi buổi học chỉ diễn ra 1 lần duy nhất.
Người đăng kí tham gia chương trình sẽ được nhận các quyền lợi: Được cấp link và mật khẩu để tham gia lớp học thông qua nền tảng Webex. Được trực tiếp tham gia lớp học và thảo luận với Giảng viên. ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SAU KHI HOÀN THÀNH 100% CÁC BUỔI HỌC. GIỚI HẠN ĐĂNG KÍ LÀ 150 NGƯỜI Đăng kí ngay tại link: https://stemcellinstitute.wufoo.com/forms/z1cpx2ym1311iqu/
Thực hiện chủ đề “Chủ động lan tỏa, nâng cao vị thế”, trong Quý I/2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động để giới thiệu, hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến về tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu đến với các cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh miền Trung nước ta.
Với thế mạnh nghiên cứu và phát triển tế bào gốc từ hơn 2 thập kỉ trước, Viện Tế bào gốc đã và đang làm chủ nhiều công nghệ cốt lõi của công nghệ tế bào và tế bào gốc. Hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo liên tục của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện đã phát triển nhiều sản phẩm công nghệ tối ưu hóa chi phí điều trị cho người bệnh. Hiện nay mạng lưới các đơn vị sử dụng công nghệ của Viện Tế bào gốc đã rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, việc sử dụng các công nghệ này còn khiêm tốn tại các tỉnh miền Trung.
Hình 1. Viện Tế bào gốc chuyển giao công nghệ cho Đơn vị Y tế Du lịch, Trung Tâm Y tế Sơn Trà, Đà Nẵng
Chính vì thế, Viện Tế bào gốc đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, chuyển giao công nghệ đến với các đơn vị tại các tỉnh miền Trung, nhằm tạo sự đa dạng các phương pháp điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh ở khu vực miền Trung và người bệnh có thể có nhiều lựa chọn hơn trong các phương pháp điều trị hay hỗ trợ điều trị. Trong 3 tháng qua, Viện Tế bào gốc đã làm việc và giới thiệu các công nghệ của Viện đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, bệnh viện 199, bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Trung tâm y tế Sơn Trà… Tại đây, các công nghệ của Viện Tế bào gốc được đội ngũ y bác sĩ đánh giá cao và nhiệt tình chào đón. Với chất lượng công nghệ đã được khẳng định trong thời gian dài, chi phí sử dụng công nghệ hợp lí, các bác sĩ tại các bệnh viện đã tin tưởng về những lợi ích sẽ mang lại cho người bệnh, đặc biệt là bà con của địa phương. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội…
Trong hành trình mang công nghệ về miền Trung của mình, trong thời gian tới Viện Tế bào gốc tiếp tục giới thiệu công nghệ đến các bệnh ở tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An… Viện Tế bào gốc luôn tin tưởng rằng những công nghệ của Viện sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của bà con các tỉnh miền Trung.
Hình 2. PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc chia sẻ về liệu pháp điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hoà
Việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu không chỉ là một bước ngoặt trong hành trình đa dạng phương pháp điều trị bệnh mang lại nhiều cơ hội cho bênh nhân mà còn là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của sự hợp tác và chia sẻ kiến thức trong cộng đồng y học. Viện Tế bào gốc hy vọng sự hợp tác này không chỉ là cải thiện hiệu quả điều trị mà còn là mở ra những cơ hội mới cùng nhau chia sẻ, nghiên cứu để phát triển nhiều liệu pháp mới trong tương lai.
Sáng ngày 14 tháng 03 năm 2024, Ban lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ đã đến thăm và tìm hiểu công nghệ về tế bào gốc của Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM.
PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc đã đón tiếp và giới thiệu cùng đoàn thăm quan từ Bệnh viện Từ Dũ về Viện Tế bào gốc. Ngoài ra, thành phần đoàn đón tiếp của Viện Tế bào gốc bao gồm PGS.TS Vũ Bích Ngọc, Trưởng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm (CIPP); TS. Nguyễn Trường Sinh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ; ThS. Trương Châu Nhật, Trưởng Trung tâm Dịch vụ khoa học và kĩ thuật; ThS. Nguyễn Hoàng Nhật Trinh, Trưởng Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ người học; Ông Hoàng Nguyễn Công Trình, Trưởng phòng kinh doanh.
Đoàn làm việc của Bệnh viện Từ Dũ gồm có BS CKII. Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ làm trưởng đoàn cùng Trưởng phòng Hành chính quản trị, Trưởng phòng công tác xã hội, Phó phòng kế hoạch tổng hợp.
Viện Tế bào gốc (bên trái) tiếp đón đoàn Bệnh viện Từ Dũ (bên phải) thăm và tìm hiểu công nghệ
Viện Tế bào gốc đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh, huyết tương giàu tiểu cầu và công nghệ tế bào miễn dịch. Trong chuyến thăm này, PGS.TS Phạm Văn Phúc đã có dịp giới thiệu những điểm mới mà Viện Tế bào gốc đã đạt được trong các sản phẩm công nghệ của Viện có thể phục vụ cho xu hướng trẻ hóa, làm đẹp và ngay cả bệnh hiếm muộn và các vấn đề nội tiết. Các sản phẩm thuộc dòng Cellatist đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 để có thể điều trị bệnh đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2, COPD … Bênh cạnh đó, các sản phẩm từ chất tiết của tế bào gốc phục vụ quá trình làm đẹp cũng được giới thiệu như dòng sản phẩm Skinatist. Việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị thai khó làm tổ do nội mạc tử cung mỏng hay giảm khả năng chấp nhận của nội mạc tử cung ở các bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm đã được nghiên cứu. Theo đó, công nghệ phân tách và hoạt hóa huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tiên tiến, nhanh chóng nằm trong bộ sản phẩm 5PRP Kit đã đáp ứng được các nhu cầu trên.
BS CKII. Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (áo trắng, ở giữa) tìm hiểu về dòng sản phẩm Stemfood của Viện Tế bào gốc
Trong buổi thăm quan, đoàn Bệnh viện Từ Dũ đã đến Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm CIPP để xem nơi sản xuất trang thiết bị y tế của Viện Tế bào gốc và cùng tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại tòa nhà B2-3 của Viện Tế bào gốc.
Đoàn thăm quan Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm
Cuối buổi làm việc, BS CKII. Trần Ngọc Hải chia sẻ về cơ hội và thách thức trong kỉ nguyên tế bào gốc. Ông chúc cho Viện tiếp tục phát triển, nghiên cứu và tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ trẻ hóa, hiếm muộn và nội tiết trong thời gian gần nhất.
Nhằm chủ động cung cấp các thông tin và kiến thức đúng và chính thống về tế bào gốc cũng như giải đáp các thắc mắc của các bạn quan tâm về tế bào gốc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã ra mắt chương trình hoàn toàn mới với tên gọi “SCI Stem Cell Talks”.
Viện Tế bào gốc sẽ tổ chức Chương trình SCI Stem Cell Talks kì 1 bắt đầu từ 01/4/2024. Chương trình SCI Stem Cell Talks kì 1 sẽ bao gồm các nội dung: (1) các bài giảng về kiến thức chung về tế bào gốc, (2) các bài cập nhật về công nghệ và ứng dụng tế bào gốc (SCI Techtalk) và (3) Chương trình tọa đàm trực tuyến. Đặc biệt, với mong muốn phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực mà Viện Tế bào gốc hoạt động, việc đăng kí và tham gia chương trình SCI Stem Cell Talks là hoàn toàn miễn phí.
SCI Stem Cell Talks sẽ mang đến cho bạn các kiến thức về tế bào gốc ở nhiều cấp độ, đi từ nền tảng cơ bản đến những ứng dụng trong y học phục vụ điều trị bệnh. Không những thế, chương trình còn đặc biệt tạo cơ hội cho các bạn được giải đáp các thắc mắc về tế bào gốc và tiềm năng của nó trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam và Thế giới. Theo đó, Viện Tế bào gốc sẽ mang đến 3 nội dung nằm trong SCI Stem Cell Talks như sau:
Bài giảng về tế bào gốc (SCI Stem Cell Courses): trong kì 1 này, các bạn quan tâm có thể tham gia lớp: Đại cương về tế bào gốc (30 tiết), Huyết tương giàu tiểu cầu: Khoa học và Công nghệ (30 tiết), Đại cương về Liệu pháp tế bào miễn dịch (30 tiết). Các bạn quan tâm đăng kí tham dự trực tuyến đầy đủ các buổi giảng sẽ được cấp Chứng nhận tham gia lớp giảng trực tuyến. Các lớp sẽ được khai giảng từ 01/4/2024 vào tối thứ 7 và tối chủ nhật từ 20h đến 21h hàng tuần.
Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng (SCI Techtalks): trong kì 1 này, SCI Techtalks sẽ diễn ra hàng tuần, mỗi tuần 1 số, mỗi số 30-45 phút. Chương trình sẽ bắt đầu từ 01/4/2024 vào 7h00-8h00 sáng chủ nhật hàng tuần.
Tọa đàm tế bào gốc (SCI Stem Cell Forum): trong kì 1 này, chương trình sẽ tổ chức hàng quý, bắt đầu từ quý 2, mỗi quý sẽ có 1 chủ đề. Trong mỗi chủ đề, nhiều vị khách mời sẽ được mời để thảo luận trực tuyến và trao đổi với người quan tâm đặt câu hỏi qua ứng dụng Webex. Chương trình sẽ tổ chức từ 8h00 đến 10h00 sáng vào chủ nhật cuối cùng của mỗi quý.
Chương trình có sự tham gia của các Thầy Cô nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Viện Tế bào gốc và PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, bao gồm: PGS. TS Phạm Văn Phúc, PGS. TS Vũ Bích Ngọc, TS Nguyễn Trường Sinh, TS. Phan Lữ Chính Nhân, TS. Nguyễn Thị Tường Vân, TS. Dương Duy Dương, TS. Lê Văn Trình, cùng với các khách mời là các tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng điều trị bệnh bằng tế bào gốc.
Thông qua các hoạt động trên, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM tin tưởng rằng sẽ cung cấp và lan tỏa các kiến thức và thông tin hữu ích cho người quan tâm đến tế bào gốc.
* Trong kì 1 này, tất cả nội dung sẽ được trình bày trực tuyến và phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội của Viện Tế bào gốc và trên ứng dụng Webex. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin về tế bào gốc có thể đăng kí tham gia để được cấp tài khoản tham dự và cấp giấy chứng nhận tham dự các nội dung.
Chiều ngày 31.01.2024, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc tại Viện tế bào gốc, nội dung bàn về việc trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến kế hoạch hợp tác phát triển Viện Pasteur TP.HCM phát triển các kỹ thuật đánh giá chất lượng tế bào gốc.
Tại buổi làm việc, về phía Viện Tế bào gốc có sự tham dự của PGS.TS Vũ Bích Ngọc – Trưởng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm, TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế, ThS. Nguyễn Trọng Hòa – Trưởng phòng Kinh doanh số 1, Ông Hoàng Nguyễn Công Trình – Trưởng phòng Kinh doanh số 2, ThS. Đỗ Minh Nghĩa – Phó trưởng phòng Kinh doanh số 1.
Đại diện Viện Tế bào gốc (đoàn phía bên trái) tại buổi gặp gỡ với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Về phía Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn làm việc gồm có TS.BS. Đinh Xuân Thành – Phó Viện trưởng, ThS. Nguyễn Thị Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Kiểm định thiết bị y tế, ThS. Cao Minh Thắng – Phó trưởng khoa Vi sinh miễn dịch, ThS. Võ Thị Trang Đài – Phó trưởng khoa Vi sinh miễn dịch, ThS. Vũ Lê Ngọc Lan – Phó giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Y sinh học lâm sàng và dịch vụ khoa học kĩ thuật cùng đại diện các phòng ban khác.
Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Trong buổi làm việc, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ mục đích của chuyến thăm quan và đề xuất các định hướng hợp tác. TS. BS. Đinh Xuân Thành đã đánh giá cao định hướng phát triển cũng như những thành tựu dẫn đầu của Viện Tế bào gốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc. Ông nhận định, Viện Tế bào gốc đã có cơ sở, có công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực tế bào gốc. Với thế mạnh là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc từ nhiều năm trước, Viện Tế bào gốc nắm giữ nhiều công nghệ tế bào gốc phục vụ cho cả nghiên cứu và sản xuất tế bào gốc trong điều trị bệnh.
Viện Tế bào gốc nhận quà Tết từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Để phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước của Viện Pasteur TP.HCM, TS. BS. Đinh Xuân Thành đã thay mặt Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn được chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức trong việc đánh giá, kiểm định chất lượng tế bào gốc. Viện Tế bào gốc cũng đã thể hiện rõ quan điểm sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong các công tác liên quan đến chất lượng tế bào gốc, trong đó, viện sẵn sàng chuyển giao quy trình thiết lập hệ thống phòng thử nghiệm đánh giá chất lượng tế bào, xây dựng hồ sơ vận hành PTN, …Viện Tế bào gốc cũng sẵn sàng hợp tác, nghiên cứu và phát triển cùng Viện Pasteur TP.HCM trong quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ có liên quan …
Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tham quan cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Viện Tế bào gốc
Viện Tế bào gốc đã mời Đoàn làm việc của Viện Pasteur TP.HCM đi thăm cơ sở nghiên cứu và phòng thử nghiệm đánh giá hoạt tính sinh học của Viện Tế bào gốc, trong đó, đã giới thiệu và chia sẻ các kinh nghiệm trong việc thiết lập PTN, xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tế bào. Đoàn chuyên gia 2 bên đã có những trao đổi sát với thực tế và phù hợp với mục tiêu của Viện Pasteur TP.HCM.
Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và đài diện của Viện Tế bào gốc cùng chụp hình
Buổi trao đổi đã mở ra cơ hội để Viện Tế bào gốc và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tiến đến quá trình hợp tác, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau trong tương lại, góp phần xây dựng một hệ đống đánh giá chất lượng tế bào gốc chính quy tại Việt Nam.