Close

VIỆN TẾ BÀO GỐC CÓ 6 NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN TẾ BÀO GỐC CÓ 6 NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ra đời từ kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Tế bào gốc luôn xem nghiên cứu khoa học và công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm.

Tại Viện, hoạt động nghiên cứu khoa học được quy hoạch tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (CRD). Nhiệm vụ trọng tâm của CRD là nghiên cứu phát hiện các quy luật cơ bản của hoạt động tế bào, tế bào gốc từ cấp độ phân tử đến tế bào và mô; phát triển các công nghệ cốt lõi để chẩn đoán, điều trị và tái tạo. Các kết quả này phải được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành hay đăng kí thành các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích.

Hoạt động nghiên cứu tại Viện Tế bào gốc

Sau 5 năm thành lập, Viện Tế bào gốc đã thành lập 6 nhóm nghiên cứu:

  • Nhóm Y học tái tạo và phục hồi do PGS.TS. Vũ Bích Ngọc làm trưởng nhóm
  • Nhóm Sinh học Tế bào gốc do PGS.TS. Phạm Văn Phúc làm trưởng nhóm
  • Nhóm Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị do TS. Nguyễn Thị Tường Vân làm trưởng nhóm
  • Nhóm Khoa học Lão hóa do TS. Phan Lữ Chính Nhân làm trưởng nhóm
  • Nhóm Sinh học Ung thư do TS. Nguyễn Trường Sinh làm trưởng nhóm
  • Nhóm Chip Sinh học do TS. Dương Duy Dương làm trưởng nhóm

Mỗi nhóm nghiên cứu gồm có Trưởng nhóm (là nhân sự cơ hữu của Viện), các nghiên cứu viên (là nhân sự của Viện), các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Kinh phí hoạt động cho các nhóm nghiên cứu là từ nguồn thu của Viện và các đề tài, dự án do các cá nhân, tổ chức tài trợ hay hợp tác đầu tư.

Để khuyến kích hoạt động nghiên cứu, Viện Trưởng Viện Tế bào gốc đã ban hành các Quyết định về tài sản trí tuệ (lần 1 năm 2018, lần 2 năm 2021), các quy chế về thi đua-khen thưởng, các quy chế về hỗ trợ xuất bản bài báo quốc tế. Các quyết định và quy chế này được thiết lập nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi và động lực cho các nhà nghiên cứu tại Viện. Chúng giúp đỡ các nhà nghiên cứu trong việc bảo vệ sáng chế và tài sản trí tuệ của họ, đồng thời cũng giúp đỡ họ trong việc xuất bản các bài báo quốc tế để chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình với cộng đồng khoa học trên toàn cầu. Ngoài ra, các quy chế về thi đua-khen thưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các nhà nghiên cứu tại Viện thực hiện nghiên cứu chất lượng cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Viện Tế bào gốc chủ động, đầu tư có hệ thống cho các đề tài nghiên cứu khoa học

Năm 2023, Viện Tế bào gốc phấn đấu hoàn thành mục tiêu xuất bản 50 bài báo quốc tế về các kết quả trong nghiên cứu tế bào gốc. Viện Tế bào gốc còn đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm ứng dụng trên cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của mình, như các sản phẩm ứng dụng trong y tế, mĩ phẩm và thực phẩm, cũng như sản phẩm là dịch vụ khoa học và kĩ thuật và đào tạo liên quan đến tế bào và tế bào gốc. Để đạt được mục tiêu này, Viện đã xây dựng và ban hành quy chế các đề tài cơ sở (cấp Viện) với kinh phí phù hợp để các nhóm nghiên cứu có thể triển khai hiệu quả các mục tiêu của nhóm.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Tế bào gốc

Với sự chủ động đầu tư và có hệ thống cho các đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Tế bào gốc nói chung và Trung tâm nghiên cứu và phát triển sẽ có những thành tích vượt bậc trong tương lai.

P.TTTT&TCSK

Thời gian học tập tại Viện rất tuyệt vời và đáng nhớ ạ.

Nguyễn Thị Thiên NgaSinh viên năm học 2022-2023, 2023-2024

Em rất vui vì đã tham gia Viện tế bào gốc với tư cách là sinh viên nghiên cứu. Em cám ơn quý Thầy Cô của Viện đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Phạm Nguyễn Thảo NhiSinh viên năm học 2023-2024

Khoá học cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức về các tình huống thực tế và cách xử lý khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi cấy tế bào.

Các giảng viên hướng dẫn phần thực hành tận tậm và điều chỉnh các thao tác thực hành của em đúng kỹ thuật và chuẩn xác hơn.

Phan Thị Thanh Loan
Sinh viên Phan Thị Thanh Loan - Giải 3 cuộc thi SCI#7Học viên khoá "Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật cơ bản"