Close

PHÂN LẬP NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ DÂY RỐN NGƯỜI

PHÂN LẬP NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ DÂY RỐN NGƯỜI

MỤC TIÊU

Khoá học cung cấp kiến thức nâng cao và kĩ năng triển khai phân lập, nuôi cấy và bảo quản tế bào gốc trung mô thu từ mô cuống rốn người phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng.

THỜI LƯỢNG

185 tiết bao gồm: 45 tiết lí thuyết và 140 tiết thực hành. Khóa học diễn ra trong 6 tuần liên tục.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHÂN LẬP, NUÔI CẤY & BẢO QUẢN TẾ BÀO GỐC MÔ DÂY RỐN

Chương trình học sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức và kĩ năng cơ bản của tế bào gốc. Học viên được cung cấp các kiến thức lí thuyết chuyên sâu về tế bào gốc cùng với các kĩ thuật phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc từ mô cuống rốn người.

Chương trình:

  •           Bài 1: Tế bào gốc là gì? Hiện trạng và tiềm năng ứng dụng
  •           Bài 2: Tế bào gốc trung mô dây rốn
  •           Bài 3: Sinh học của tế bào khi nuôi cấy
  •           Bài 4: Sinh học đông lạnh và bảo quản tế bào
  •           Bài 5: Cấy ghép tế bào gốc từ dây rốn
  •           Bài 6: Kĩ thuật thao tác vô trùng
  •           Bài 7: Vận hành quy trình nuôi cấy theo tiêu chuẩn GMP
  •           Bài 8: Thực hành – nuôi cấy thứ cấp, cấy chuyền tăng sinh tế bào gốc thu từ dây rốn
  •           Bài 9: Thực hành – đông lạnh, rã đông tế bào gốc thu từ dây rốn
  •           Bài 10: Thực hành – nuôi cấy sơ cấp, phân lập tế bào gốc từ dây rốn

HỌC VIÊN SẼ LÀM ĐƯỢC GÌ SAU KHOÁ HỌC ?

  1. Phân lập, nuôi cấy sơ cấp và thứ cấp tế bào gốc từ mô cuống rốn người sử dụng kit MSCCult (sản xuất bởi Regenmedlab)
  2. Đông lạnh và rã đông tế bào gốc từ mô cuống rốn người sử dụng môi trường CryoSave (sản xuất bởi Regenmedlab)
  3. Phân tách huyết tương giàu tiểu cầu

 

Học viên tham gia khoá học sẽ được đào tạo cả lí thuyết và thực hành nên đối tượng tham gia khoá học rộng, bao gồm các bạn tốt nghiệp:

  1.  Trung cấp y trở lên
  2. Trung cấp dược trở lên
  3. Trung cấp điều dưỡng trở lên
  4. Cao đẳng thực phẩm trở lên
  5. Đại học sinh học, công nghệ sinh học, di truyền, vi sinh, sinh hoá, y sinh, kĩ thuật y học, kĩ thuật y sinh trở lên

Học viên được cung cấp các tài liệu trong suốt khoá học:

  1. Bản in các bài giảng lí thuyết và thực hành
  2. Toàn bộ quy trình thao tác chuẩn cho từng kĩ thuật (SOP)
  3. Toàn bộ hồ sơ lô (Lot document) cho từng quy trình
  4. Các sách sử dụng để tham khảo

Sau khi đào tạo, học viên được thi lí thuyết và thực hành để hoàn thiện khoá học. Các học viên hoàn thành bài thi từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp Chứng nhận Hoàn thành Khoá học do Viện Trưởng, Viện Tế bào gốc cấp.

Đây là khoá học nâng cao, các học viên cần phải được trang bị các kiến thức cơ bản trước khi học khoá này bao gồm:

  • Đại cương về tế bào học
  • Đại cương về tế bào gốc
  • Kĩ thuật nuôi cấy in vitro tế bào người và động vật
  • An toàn sinh học

Chương trình đào tạo này không bao gồm đào tạo kĩ thuật kiểm nghiệm cho sản phẩm như:

  • Đếm tế bào sống chết sử dụng kĩ thuật flow cytometry
  • Định danh tế bào gốc sử dụng kĩ thuật flow cytometry
  • Đo nội độc tố
  • Đánh giá tình trạng nhiễm mycoplasma bằng xét nghiệm sinh hoá hay PCR
  • Đánh giá nhiễm sắc thể đồ
  • Đánh giá đột biến của tế bào gốc bằng kĩ thuật RT-PCR
ĐĂNG KÍ HỌC NGAY

Add Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Add your ORCID here. (e.g. 0000-0002-7299-680X)

Thời gian học tập tại Viện rất tuyệt vời và đáng nhớ ạ.

Nguyễn Thị Thiên NgaSinh viên năm học 2022-2023, 2023-2024

Em rất vui vì đã tham gia Viện tế bào gốc với tư cách là sinh viên nghiên cứu. Em cám ơn quý Thầy Cô của Viện đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Phạm Nguyễn Thảo NhiSinh viên năm học 2023-2024

Khoá học cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức về các tình huống thực tế và cách xử lý khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi cấy tế bào.

Các giảng viên hướng dẫn phần thực hành tận tậm và điều chỉnh các thao tác thực hành của em đúng kỹ thuật và chuẩn xác hơn.

Phan Thị Thanh Loan
Sinh viên Phan Thị Thanh Loan - Giải 3 cuộc thi SCI#7Học viên khoá "Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật cơ bản"